Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Đức Hòa 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/03/1987
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Tên đề tài luận văn: Điểm truy cập thông tin tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội
7. Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60.32.20
8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
9. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về điểm truy cập thông in trong hoạt động thông tin thư viện nói chung và của thư viện các trường đại học nói riêng. Cụ thể,tác giả đã tìm hiểu nội hàm khái niệm điểm truy cập; điểm truy cập thông tin trong hoạt động thư viện; vai trò của điểm truy cập thông tin trong việc tổ chức thông tin và tra cứu tìm tin; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các điểm truy cập thông tin; các yêu cầu đối với các điểm truy cập thông tin; các tiêu chí đánh giá chất lượng các điểm truy cập thông tin. Về thực tiễn, luận văn đã khái quát được chức năng, nhiệm vụ củathư viện các trường đại học ở Hà nội; đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại các thư viện của các trường đại học ở Hà Nội; ý nghĩa của các điểm truy cập thông tin đối với thư viện của các trường đại học ở Hà Nội. Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu sâu sắc và toàn diện thực trạng các điểm truy cập thông tin của các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội;các công cụ hỗ trợ trong việc tạo dựng các điểm truy cập thông tin; thực trạng việc ứng dụng các điểm truy cập trong việc tổ chức và tra cứu thông tin cùng các yếu tố ảnh hưởng đển các điểm truy cập thông tin tại các thư viện đại học ở Hà Nội; đánh giá chất lượng các điểm truy cập thông tin tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội thông qua khảo sát người dùng tin và cán bộ thư viện. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chếtrong việc tổ chức các điểm truy cập thông tin tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội. Cuối cùng, luận văn đã cung cấp một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các điểm truy cập thông tin và hiệu quả sử dụng các điểm truy cập trong việc tìm kiếm thông tin tại các trường đại học ở Hà nội trong bối cảnh đạo tạo theo phương thức tín chỉ, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người dùng tin.
10. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Áp dụng các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của phương thức tổ chức điểm truy cập tại các thư viện đại học.
11. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phát triển các hệ thống các điểm tra cứu thông tin hiện đại
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- 2011: “Điểm truy cập” từ góc nhìn khái quát hóa, Kỷ yếu Hội thảo Sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam: Đổi mới và hội nhập quốc tế
- 2014: Một vài suy nghĩ về tính thân thiện của Thư viện, Kỷ yếu Hội thảo Hoạt động thông tin thư viện với vấn đềđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Trần Đức Hòa 2. Sex: Male
3. Date of birth: March 25th 1987 4. Place of birth: Namdinh
5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated October 21st 2010
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Information access points in university libraries in Hanoi
8. Major: Library Science 9. Code: 60.32.20
10. Supervisors: Doctor Nguyễn Viết Nghĩa
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis were a research about access point in information-library activities in general and university library in particular. The definition of access points, the role of them in organizing and retrieving information, factors impacting and criterias of evaluating the quality of access points, and the requirements for them were discussed.Practically, the author figured out the functions and missions of university libraries in general, the characteristics of user's need, the meaning of access points with university libraries in Hanoi. Especially, the situation of information access points in university libraries in Hanoi, the engine supporting the establishment of information access points, the application of information access points in organizing and retrieving information, and the factors impacting information access points in university libraries in Hanoi were researched comprehensively and insightfully by examining librarians and users.Thenceforth, the author commented about the advantages and deficiencies of organizing access points in university libraries in Hanoi.Finally, a list of solutions of improving the quality of access points and the effect of access points for studying and researching in the universities in Hanoi were recommended.
12. Practical applicability, if any: Specific solutions for organizing access points in university libraries
13. Further research directions, if any: ...........................................................
14. Thesis-related publications:
- 2011: “Access point” through a generalized view, Conference Proceeding “The information-library career: renewing and integrating”
- 2014: Ideas about the friendliness of libraries, Conference Proceeding “The information-library activities with the basic and comprehensive renewal of Vietnam education”
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn