Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: PHATCHARAPHONG PHUBETPERAWAT; 2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13/08/1987
4. Nơi sinh: Thái Lan
5. Quyết định công nhận học viên số: 1499/2012/ĐHQGHN-ĐT ngày 06/08/ 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: "Khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái Lan gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom (có liên hệ với tiếng Việt ở Việt Nam)"
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 02 40.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
TS. Nguyễn Ngọc Bình – Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái Lan gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom và đối chiếu với phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nghệ Tĩnh. Trong luận văn bao gồm 4 nội dung: (1) Người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan; (2) Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan; (3) Đối chiếu hệ thống ngữ âm của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan với hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở Việt Nam; và (4) Ảnh hưởng của tiếng Thái và sự biến đổi trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan.
Về hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, có tất cả 25 phụ âm bao gồm: / ph, b, t, th, d, ʈ, c, k, Ɂ, f, v, s, z, ʂ, x, ɣ, h, l, ʐ, m, n, ɲ, ŋ, w, j /; 08 phụ âm cuối bao gồm: / -p, -m, -t, -n, -k, -ŋ, -u̯, -i̯ /; 11 nguyên âm đơn bao gồm: / i, e, ɛ, ɯ, ɤ, ɤ̆, a, ă, u, o, ɔ /; và 03 nguyên âm đôi bao gồm: / i͜e, ɯ͜ɤ, u͜o /; và 06 thanh điệu: thanh ngang phiên âm thành /1/, thanh huyền phiên âm thành /2/, thanh ngã phiên âm thành /3/, thanh hỏi phiên âm thành /4/, thanh sắc phiên âm thành /5/ và thanh nặng phiên âm thành /6/.
Theo kết quả đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nghệ Tĩnh có thể thấy hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom tương đồng với phương ngữ Nghệ Tĩnh hơn so với phương ngữ Hà Nội. Những đặc điểm ngữ âm trong phương ngữ Nghệ Tĩnh đều xuất hiện trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom. Trong khi đó, những đặc điểm trong phương ngữ Hà Nội xuất hiện ít hơn phương ngữ Nghệ Tĩnh.
Tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom chịu những ảnh hưởng của 3 nguyên nhân tạo nên sự biến đổi trong ngữ âm bao gồm: (1) Sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ của di dân ; (2) Sự tiếp xúc với nhau giữa các phương ngữ của di đân và tiếp xúc với thổ ngữ bản địa ; dẫn đến nguyên nhân cuối cùng là (3) sự biến đổi trong ngữ âm học và âm vị học. Trong tương lai tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom sẽ có những bước thay đổi rất lớn và sẽ tạo nên đặc điểm riêng biệt mới cho tiếng Việt ở đây.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có) Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: PHATCHARAPHONG PHUBETPERAWAT 2. Sex: Male
3. Date of birth: 13/08/1987 4. Place of birth: Thailand
5. Admission decision number: 1499/2012/ĐHQGHN-ĐT, dated 06/08/2012
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Studying the Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province (in comparison with the Vietnamese phonetic system in Vietnam)”
8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 02 40
10. Supervisor(s): (Full name, academic title and degree)
Dr. NGUYEN NGOC BINH – Deputy Head of Faculty of Linguistics, University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University.
11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any)
The thesis studied the Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province in comparison with Hanoi and Ha Tinh dialects. There are four chapters in the master thesis. The first chapter introduces Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province. The second chapter is about the Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai at Muang district, Nakhon Phanom province. The third chapter compare the Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province, Thailand and in Vietnam. The fourth chapter is the influences of Thai language and changes of Vietnamese phonetic system in Muang district, Nakhon Phanom province, Thailand.
In terms of the Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province, there are 25 consonants, including / ph, b, t, th, d, ʈ, c, k, Ɂ, f, v, s, z, ʂ, x, ɣ, h, l, ʐ, m, n, ɲ, ŋ, w, j/ ; 8 final consonants including / -p, -m, -t, -n, -k, -ŋ, -u̯, -i̯ /; 11 monophthongs including / i, e, ɛ, ɯ, ɤ, ɤ̆, a, ă, u, o, ɔ /; 3 diphthongs including / i͜e, ɯ͜ɤ, u͜o /; and 6 tones including: plain tone is marked as /1/, grave accent is marked as /2/, rising accent is marked as /3/, falling accent is marked as /4/, acute accent is marked as /5/ và drop tone is marked as /6/.
According to the comparative results of the Vietnamese phonetic system between Vietnamese Thai and Hanoi – Ha Tinh dialects, it can be clearly seen that Vietnamese phonetic system of Vietnamese Thai in Muang district, Nakhon Phanom province is closer to Ha Tinh dialect than Hanoi dialect. All phonetic features of Ha Tinh dialect appear in the Vietnamese phonetic system in Muang district, Nakhon Phanom province. On the other hand, there are less similar phonetic features of the Vietnamese phonetic system in Muang district, Nakhon Phanom province existing in Hanoi dialect.
There are three main reasons causing the changing in the Vietnamese phonetic system in Muang district, including: (1) the differences among dialects of immigrants; (2) the interaction among dialects of immigrants and contact with patois. That leads to the last reason (3) the changes in terms of phonetics and phonology. There will be many changes in the Vietnamese phonetic system in Muang district, Nakhon Phanom province in the future. That will make an unique features for the Vietnamese in Muang district.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: (List them in chronological order) None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn