TTLV: Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch

Thứ tư - 16/09/2015 22:31

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/7/1988

4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: \

7. Tên đề tài luận văn: Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch

8. Chuyên ngành: Du lịch                        Mã số:

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Anh Tuấn – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch là một trong những chiến lược mà các địa phương ngày càng chú trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ góp phần nâng cao sức hấp dẫn cho điểm đến, thu hút du khách, làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch mà còn là một cách thức hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những nét văn hoá đặc trưng của điểm đến, đồng thời còn giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân và góp phần bảo tồn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều di tích lịch sử - văn hoá và các làng nghề, phố nghề truyền thống, vì thế Hà Nội có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phát triển chưa xứng với tiềm năng. Do đó, điều cần thiết là khai thác tối đa các tiềm năng vốn có của Hà Nội để phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch.

Luận văn đạt được một số kết quả như: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về sản phẩm lưu niệm, ý nghĩa của sản phẩm lưu niệm, vai trò của sản phẩm lưu niệm với việc phát triển du lịch; Xác định được nhu cầu về sản phẩm lưu niệm của khách du lịch; Đánh giá thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưu niệm của Hà Nội; Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Dựa trên quan điểm tiếp cận phát triển sản phẩm lưu liệm trong một chu trình hoàn chỉnh từ thiết kế mới hay lựa chọn hoàn thiện sản phẩm đã có đến đưa vào sản xuất, đặc biệt là khâu xúc tiến thương mại giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội. Từ đó, đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục từng vấn đề còn hạn chế trong chu trình hoàn chỉnh. Có thể nói, nghiên cứu đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm cũng như quảng bá du lịch Hà Nội.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Giúp các cơ quan quản lí Nhà nước tại địa phương, các làng nghề, đơn vị sản xuất, kinh doanh có những định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm Hà Nội.

Là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch ở địa phương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: \

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: \

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hong Nhung                2. Sex: Female

3. Date of birth: 6 July 1988                               4. Place of birth: Ninh Binh

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH on 30 December 2015 of Rector of VNU – University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: \

7. Official thesis title: Developing Hanoi’s souvenirs to serve tourists

8. Major: Tourism                                               9. Code:

10. Supervisors: PhD., Associate Professor Le Anh Tuan

11. Summary of the findings of the thesis:

Developing souvenirs helps destinations to improve the attractiveness, lure more tourists, increase surplus generated in the tourism industry, promote tourism and unique culture, create jobs, raise living standards for local community and contribute to preservation and development of traditional craft villages.

Hanoi is endowed with many historical, cultural sites and traditional craft villages. However, the development of Hanoi’s souvenirs does not achieve expected results. Therefore, it is necessary to effectively exploit Hanoi’s potential to develop its tourism souvenirs.

Based on the approach of souvenir development in overall process from design to production and trade promotion, sale & marketing, through the systematization of theories on souvenir products, the demand for souvenirs by tourists, situational analysis of development of Hanoi’s souvenirs, solutions are proposed to boost developing Hanoi’s souvenirs.

The research aims at further developing Hanoi’s souvenirs and promoting Hanoi tourism.

12. Practical applicability, if any:

Local authority, relevant agencies, craft villages and manufacturing establishments can based this research to determine development strategy of souvenirs.

The research is expected to be a reference for other localities.

13. Further research directions, if any: \

14. Thesis-related publications: \

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây