Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Vương Thị Thắm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/11/1991
4. Nơi sinh: Thị trấn Vân Đình- Ứng Hòa- Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-KHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp Thị trấn Vân Đình- Huyện Ứng Hòa-TP.Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 13.03.31.60
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam, Đơn vị công tác: Viện nghiên cứu con người.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Truyền thông là một trong những phương pháp của công tác xã hội. Cho dù hình thức tổ chức là gì đi chăng nữa thì truyền thông vẫn là yếu tố then chốt. Truyền thông đối với tổ chức như là huyết mạch đối với con người. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình là hoạt động nhằm hướng tới hỗ trợ người phụ nữ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyền thông là hoạt động cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ, những dạng bạo lực mà họ sẽ gặp phải, trau dồi kỹ năng sống cần thiết, cách phòng tránh đối với những dạng bạo hành cụ thể, những hiểu biết về các văn bản pháp luật, các chương trình hỗ trợ đối với họ để tăng năng lực sống giúp họ có thể cân bằng tâm lý và có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống.
Bạo lực gia đình không xảy ra một cách ngẫu nhiên nó xuất phát từ những mâu thuẫn, nhu cầu, mong muốn, tham vọng của cá nhân không đạt được hay sự mất cân bằng về mối quan hệ trong gia đình, gia đình không tìm thấy mục đích chung, quan điểm sống….dẫn đến mâu thuẫn, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau đó mà bạo lực sẽ xảy ra theo 1 tiến trình nhất định. Tùy vào mức độ mâu thuẫn mà nảy sinh những hành động hình thức bạo lực khác nhau. Khi bạo lực xảy ra người phụ nữ luôn bị ức chế, khủng hoảng đau đớn về thể chất, tổn thương tinh thần hay phỉ bám nhân cách, phẩm hạnh, trà đạp lên niềm tin, lạm dụng tình dục……Đặc biệt đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất nhu cầu được giải cứu, nhu cầu được thoát khỏi những đau đớn về đòn roi và nhu cầu được chia sẻ, cảm thông, tiếp nhận những thông tin là vô cùng quan trọng.
Truyền thông xuất phát bởi mong muốn tiếp nhận thông tin từ những đối tượng truyền thông và thông điệp truyền đến từng nhóm đối tượng trong xã hội. Truyền thông đem đến cho mọi đối tượng những kiến thức cơ bản, những kỹ năng đáp ứng nhu cầu cụ thể và hướng con người đến những hoạt động và mục đích sống tốt hơn.
Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình không chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết về việc được tiếp nhận thông tin mà còn là hoạt động giúp phụ nữ được chia sẻ và là cầu nối hướng nhóm phụ nữ đến gần hơn với hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như những hoạt động trợ giúp vì cộng đồng của các tổ chức.
Con đường để đưa thông tin đến với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình chính là truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình đó. Trên thực tế, truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình được thực hiện rộng rãi và nhiều hơn so với truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực. Có thể thấy hoạt động này diễn ra xuyên suốt nhưng không mang tính bền vững, những thông tin đưa đến với phụ nữ bị bạo lực gia đình còn hạn chế và bị gián đoạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, báo đài. Do vậy, việc thực hiện song song truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình sẽ làm tăng hiệu quả quá trình giảm thiểu bạo lực cũng như xóa bỏ hay tăng năng lực và kiến thức nhất định cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đưa ra những hiệu ứng, cách thức và hoạt động truyền thông tác động đến nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng hoạt động trợ giúp của NVCTXH vì cộng đồng và hoạt động dựa trên sự trợ giúp, hướng dẫn và tuyên truyền nhằm giải quyết triệt để cũng như đưa truyền thông đến gần hơn nhóm đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Kết quả góp phần giúp cho Hội phụ nữ Thị Trấn Vân Đình cũng như các cán bộ phụ trách mảng thông tin- truyền thông và các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chương trình hoạt động có hiệu quả với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Đối với bản thân tôi, thông qua nghiên cứu tôi nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình cần đi từ nhận thức cảm tính, xây dựng thông điệp gần gũi với những kiến thức bổ ích, tích cực hướng đến tác động bền vững, lâu dài và có hiệu quả.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu thành công giúp áp dụng những giải pháp cụ thể thiết thực vào thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao năng lực, nhận thức và hiệu quả truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình nói riêng và tất cả phụ nữ sinh sống trên địa bàn nói chung.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Mai Quỳnh Nam (1996) Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học số 1, tr.3-7.
- Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng. Tạp chí Xã hội học số 2, tr.8-10.
- Mai Quỳnh Nam (2001), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng. Tạp chí Xã hội học số 4, tr.21-25.
- Nguyễn Hữu Minh_ Trần Thị Vân Anh Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện gia đình và giới “ Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam_thực trạng_diễn tiến và nguyên nhân”
- Trần Thị Thảo “ Nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam hiện nay tiếp cận nhân học”, Khoa nhân học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia TPHCM, tr.123-141.
- Trần Hữu Quang (2008), “Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại”, NXB thời báo kinh tế sài gòn
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vuong Thi Tham 2. Sex: female
3. Date of birth: 19/11/1991 4. Place of birth: Van Dinh town, Ung Hoa district, Hanoi city.
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-KHNV-SĐH December 30, 2013 university of social sciences and humanities, Ha Noi national university
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Communication with groups of women with domestic violence (case studies Van Dinh town-Ung Hoa District-Ha Noi city)
8. Major: Social work 9. Code: 13.03.31.60
10. Supervisors: As. Prof. Dr. Mai Quynh Nam, Work unit: Institute of Human Studies.
11. Summary of the findings of the thesis:
Communication is one of the methods of social work. Whether organizational form is Whatever, communication is still the key factor. Communications for organizations such as the lifeline for humans. Communication with groups of women with domestic violence is the activity aimed at supporting women to a better life. Communication is the activity provides important information and necessary for women, the types of violence they would encounter, hone skills necessary to live, how to avoid those specific forms of violence, knowledge of the legislation, support programs for them to increase their life energy can help psychological balance and have a positive outlook toward life.
Domestic violence does not occur at random it stems from the contradictions, needs, desires, personal ambition is not achieved or the imbalance of the relationship in the family, the family did not seek find common goals, attitude to life ... .dan to conflict, stemming from different causes that violence would occur in one certain processes. Depending on the degree of conflict that arose acts different forms of violence. When violence occurs woman always suppressed crisis of physical pain, mental injury or hazelnut stick personality, virtues, tea step on faith, sexual abuse ...... Especially for Women's groups physical violence needs to be rescued, needs to be rid of the pain of whips and needs to be shared, sympathy and receiving information is crucial.
Communication comes by wish to receive information from the media object and transmit messages to specific target groups in society. Media gives all subjects the basic knowledge, skills meet the specific needs and guide people to the activities and purpose in life better.
Communication with groups of women with domestic violence not only meet the urgent needs on the received information, but also works to help women be shared and as a bridge towards women nearer to Us policy and state law as well as support activities for community organizations.
The way to bring information to the group of women with domestic violence is communication with women that family violence. In fact, women's communication on domestic violence was widely practiced and communication than with women subjected to violence. We can see this activity takes place throughout but not sustainable, the information given to women with domestic violence is still limited and interruption in the mass media, magazines, newspapers radio. Therefore, the implementation of parallel communication on women with domestic violence and communication with groups of women with domestic violence will increase process efficiency to minimize violence and to eradicate or increase capacity and certain knowledge for women with domestic violence.
12. Practical applicability, if any:
Given the effect, how and communication activities affecting women groups to domestic violence.
The study results to develop activities in support of community social workers and activities based on the support, guidance and advocacy to address thoroughly and bring the media closer to the target groups are women family violence.
The results contribute to WU Van Dinh Town, as well as officials in charge of information-communications and construction professionals, supplementing and completing the work program effectively with subgroups female domestic violence. For myself, through my research deeper awareness of the importance of communication for women with domestic violence need to go from sensory perception, construct the message closer to the knowledge rewarding, positive impact towards sustainable, long-term and effective.
13. Further research directions, if any:
The study successfully help implement concrete practical solutions to practical life in order to improve the capacity, awareness and effective communication with women groups in particular domestic violence and all women who gave birth live in the province in general.
14. Thesis-related publications:
- Mai Quynh Nam (1996) The mass media and public opinion, Journal of Sociology member 1, page 3-7.
- Mai Quynh Nam (2000), On the characteristics and nature of mass communication. Journal of Sociology member 2, page 8-10.
- Mai Quynh Nam (2001), regard studying mass communication effectiveness. Journal of Sociology member 4, page 21-25.
- Nguyen Huu Minh-Tran Thi Van Anh, Social Science Institute of Vietnam, family and gender institute "Domestic violence against women in Vietnam _ reality_ progress and cause"
- Tran Thi Thao "Communication Research in Vietnam today anthropological approach", Department of Anthropology, University of Social Sciences and Humanities, National University of Ho Chi Minh city, page123-141.
- Tran Huu Quang (2008), "The mass media in modern society", Published by the Saigon Economic Times
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn