Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Tuyết Vân
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/02/1990
4. Nơi sinh: Mỹ Luông – Chợ Mới – An Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang
8. Chuyên ngành: Du lịch Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Hồng Long, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội-Đại học Quốc Gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn thực hiện các nghiên cứu về hệ thống lý luận của loại hình du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam.Cơ sở lý luận trình bày các luận điểm liên quan đến: khái niệm du lịch nông thôn, lịch sử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý luận phát triển loại hình du lịch nông thôn, lịch sử hình thành và quá trình phát triển loại hình du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên cơ sở áp dụng hệ thống lý luận về phát triển du lịch nông thôn,luận văn nhận định tiềm năng du lịch nông thôn hiện có của tỉnh An Giang. Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng phát triển của loại hình du lịch nông thôn thông qua việc thực hiện thống kê, điều tra các kết quả từ khách du lịch, cộng đồng, chính quyền địa phương, ngành du lịch của tỉnh An Giang. Ngoài ra luận văn còn phân tích được những thành tựu, khó khăn trong quá trình thực hiện du lịch nông thôn hiện nay.
Từ thực trạng, luận văn trình bày giải pháp, định hướng phát triển của loại hình du lịch nông thôntại An Giang trong thời gian tới. Hướng đến mục tiêu giúpcư dân nông thôn cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công và đa dạng hóa loại hình du lịch tại tỉnh An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ mô hình thực tiễn phát triển du lịch nông thôn An Giang, những bài học kinh nghiệm về xác định giai đoạn trong chu kìphát triển du lịch nông thôn, phương pháp phát triển, các tác động của du lịch nông thôn đến đời sống cộng đồng,..được nghiên cứu học tậpđể ứng dụng cho các địa phương nông thôn có tiềm năng du lịch khác tại Việt Nam trong tương lai.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Với mục tiêu giúp cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững.Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức khoa học trong du lịch để tìm ra loại hình du lịch đáp ứng được các quan điểm: bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững và tạo thêm sinh kế cho cộng đồng vùng nông thôn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFRMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Tuyet Van 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/02/1990 4. Place of birth: An Giang Province
5. Admission decision number: No. 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 30/12/2013 issued by the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Research on rural tourism development in An Giang Province
8. Major: Tourism 9. Code: Experimental program
10. Supervisors: Dr. Pham Hong Long, Faculty of Tourism Studies, University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis includes researches on the theoritical systems of rural tourism in Vietnam and all over the world. The rationale for this study comes from the conceptions related to: the definition of rural tourism, the history of researching, the rationale for developing rural tourism, the formation and development of rural tourism in Vietnam and all over the world.
Based on the application of theoritical system to develop rural tourism, the paper states the contemporary potential for tourism in An Giang Province, the facts about the expanding of countryside tourism, with statistics and surveys of tourists, public opinion, local authority in the province, and the achievement as well as the disadvantages during this development process.
From the facts collected, the paper points out the solution and direction to develop rural tourism in An Giang in the future. This aims to help the local people to improve their lives, boost their income, eliminate hunger and reduce poverty, successfully transform the economic system and diversify forms of tourism in An Giang Province in particular and Vietnam in general.
12. Practical applicability:
From the rational model of developing rural tourism in An Giang, the experience of determining the steps in the rural tourism development procedures, the methods to develop, and the infulences of rural tourism on community’s lives,… are studied in order to be applied into other potential areas in Vietnam in the future.
13. Further research directions:
With the purpose of helping rural community and fostering Vietnam tourism’s sustainable development. Continue to study, apply the scientific knowledge in the field of tourism to find out the form of tourism that meets the requirements: protecting environment, sustainably developing tourism and providing more ways to make a living for rural community.
14. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn