TTLV: Phim tài liệu truyền hình về biển đảo (Khảo sát trên sóng VTV1 từ 2013 - 2014)

Thứ hai - 14/09/2015 01:09

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thuận Huế

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 20/11/1984

4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Phim tài liệu truyền hình về biển đảo (Khảo sát trên sóng VTV1 từ 2013 - 2014)

8. Chuyên ngành: Báo chí                             Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Xuân Sơn – Khoa báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH QG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả  cơ bản như sau:

Trong chương 1 - tổng quan của đề tài "phim tài liệu truyền hình về biển, đảo", tác giả tập trung giải quyết một số lý luận chung về phim tài liệu truyền hình và các vấn đề về biển, đảo hiện nay. Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm về "truyền hình", "phim tài liệu", "phim tài liệu truyền hình". Từ những đặc trưng, đặc điểm cũng nhưng bản chất, thể mạnh của truyền hình,  tính kế thừa của phim tài liệu truyền hình đối với phim tài liệu điện ảnh về ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, các thủ pháp tái hiện...

Trong chương hai, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của phim tài liệu truyền hình về biển đảo được phát trên sóng VTV1 trong hai năm 2013 -2014. Thông qua việc tìm hiểu những đạo diễn mà tên tuổi của họ gắn với các phim tài liệu về biển đảo, tìm hiểu nội dung các bộ phim, (nhất là các phim được lựa chọn để phân tích sâu), kết hợp với việc tổng hợp những vấn đề tích luỹ được trong các phỏng vấn sâu là chuyên gia, nhà quản lý, các thành viên trong đoàn làm phim...tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá một cách cụ thể và khách quan như: độ sâu, sự đa dạng của thông tin, những vấn đề về chủ quyền, về thông tin đối ngoại...trong nội dung thể. Trong chương này, tác giả cũng đã rút ra những mặt thành công mà phim tài liệu truyền hình về biển đảo đã đạt được như về khai thác tối đa ngôn ngữ hình ảnh, cách dùng lời bình, sự phong phú về loại phim tài liệu về biển đảo, các yếu tố về âm nhạc, tiếng động, về cách khai thác phỏng vấn. Những điều này đã tạo nên giá trị lớn cho các phim tài liệu về biển đảo. Từ đó, luận văn chỉ ra được tầm quan trọng, vai trò của các vị trí như đạo diễn, biên kịch, quay phim, viết lời bình, người làm công tác đồ hình, đồ hoạ... trong quá trình xây dựng một tác phẩm phim tài liệu.

Qua khảo sát phim, phân tích số liệu thực tế từ các đơn vị sản xuất, phỏng vấn sâu người trong cuộc, nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cũng được luận văn đưa ra. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các phim tài liệu về biển đảo như các nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố con người, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật; yếu tố về đổi mới nội dung và hình thức thể hiện; về cơ chế chính sách, tài chính; yếu tố về hệ thống mạng lưới cộng tác viên cũng như các vấn đề liên quan đến việc thời gian, số lượng và tần suất phát sóng, quảng bá, giới thiệu, trao đổi phim tài liệu về biển đảo...

Kết quả lớn nhất với tác giả luận văn - một phóng viên mảng chuyên đề của đài địa phương, đây thực sự là những nghiên cứu có ý nghĩa, tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện những ấp ủ về khát vọng làm phim tài liệu. Và thực tế, trong thời gian nghiên cứu này, tác giả đã mạnh dạn thử nghiệm sản xuất phát sóng một số bộ phim tài liệu, bước đầu đưa lại những kinh nghiệm quý về nghề như: Lời ru đồng đội, Người về từ Gạc Ma (đã phát trên sóng HTTV tháng 7, tháng 9/2015)…

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về thể loại phim tài liệu truyền hình hiện nay. Trong đó, từ việc đi sâu vào một vấn đề là “phim tài liệu truyền hình về biển đảo”, trong một khía cạnh nào đó, đề tài sẽ có những đóng góp mang tính mở đầu trong việc thống kê, đánh giá, nhận xét và phân tích ở góc độ nội dung và hình thức thể hiện. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về vấn đề tuyên truyền về biển, đảo của báo chí truyền hình.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình TW và địa phương, các đài khu vực và nhất là các nhà báo trong việc nhìn nhận, đánh giá lại tác động, hiệu quả của những tác phẩm này. Từ đó, sẽ nhận diện được vai trò to lớn của thể loại phim tài liệu truyền hình trong tuyên truyền biển đảo hiện nay.… Luận văn hy vọng cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao kỹ năng làm phim cho những người làm phim tài liệu truyền hình, thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong phim tài liệu về biển đảo: Ví dụ như về ngôn ngữ hình ảnh, về chi tiết trong phim tài liệu về biển đảo, về yếu tố phi văn tự trong phim tài liệu về biển đảo, nghệ thuật thể hiện trong phim tài liệu về biển đảo….

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Master student’s full name: Nguyen Thuan Hue          2. Sex: Female

3. Date of birth: 20/11/1984                                          4. Place of birth: Ha Tinh

5. Postgraduate admission decision number:  2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: A Television Documentary about Sea and islands (Survey on VTV1 between 2013 and 2014)

8. Major: Newspapers and magazines                            9. Code: 60.32.01.01

10. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Duong Xuan Son - Press Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis: 

The thesis focuses on research and some basic findings are as follows:

In chapter one - Overview of the subject “A Television Documentary about Sea and Islands”, the author touches upon some general theories of  television documentaries and the sea and islands issue at present; with the focus on highlighting the concepts of “television”, “documentary”, “television documentary”; from the typical features, characteristics as well as the nature, strengths of television to the inheritance of television documentaries from cinematic documentaries with respect to the language for image processing, sound, light, recreation methods…   

In chapter two, the thesis deeply surveys, analyses and assesses the present situation of television documentaries about sea and islands on VTV1 in the two years 2013 and 2014. By learning about the film directors whose reputation has been closely associated with documentaries about sea and islands, studying the film contents (particularly those films that have been selected for deep analysis), combined with the generalization of the issues accumulated in deep interviews with the experts, managers, film crew…, the author made specific and objective judgments, assessments of the depth, diversification of information, the issues about sovereignty, external information…in the contents. In this chapter, the author also refers to the successes made by television documentaries such as in making full use of the language for image processing, way of using commentaries, profusion of the of documentary genres about sea and islands, the elements of music, sounds, exploitation of interviews. All these create the big values of documentaries about sea and islands; from that the thesis highlights the importance, the role of such positions as director, screenplay writer, cameraman, commentary writer, diagrammatic and graphic workers…in the process of making a documentary work.

By surveying, analyzing the actual data from production units, in-depth interviews, numerous shortcomings, limitations as pointed out in the thesis so as to bravely recommend a number of solutions to improving the quality of documentary films about sea and islands, such as groups of solutions related to the factors of human; means, material and technical bases; the factors of renovation in respect of content and form of representation; policy, financial mechanisms; the factor of associate network and issues related to time, number and frequency of broadcasting, promoting, introducing, exchanging films about sea and islands…

The greatest findings to the author of the thesis - a reporter for the special segment of the local station were the really significant studies which would serve as grounds, premises for realizing the desire to make documentary films. And in reality, within this research period, the author bravely experimented with the making and broadcasting several documentary films and this did bring about some valuable experiences in the profession, such as:  Lullaby for Companions in Arms, The One Coming back from Gac Ma (on HTTV in July and September 2015)…

12. Practical applicability:

With this subject, the thesis is of great significance as it helps supplement and develop the system of theories of the television documentary genre at present. In this respect, from going deeply into one issue, namely “television documentaries about sea and islands”, the thesis shall make initial contributions to activities of summing up, assessing, commenting and analyzing from the angle of presentation content and form. This will help lay the foundation for further researches on sea and islands propaganda of television press.

The research findings generated from the thesis’s theory and practice will impact on press agencies; Central, local and regional television broadcasting stations; and particularly reporters, journalists in acknowledging, reviewing the effects of such works, from that to identify the great role of television documentary genre in sea and islands propaganda at present… The thesis is intended to contribute to improving the film making skills of television documentary makers and is an additional source of information for researchers, management bodies and those who are interested in this issue.

13. Further research directions:

If conditions permit, from this thesis there may be deeper researches to be conducted on documentary films about sea and islands, for example, with respect to language for image processing, to details in documentaries about sea and islands, to the factor of unwritten literature, the art of representing in documentaries about sea and islands, etc.

14. Thesis-related publications: N/A 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây