Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trương Thị Hợp
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/3/1985
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa
8. Chuyên ngành: Báo chí và truyền thông Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Đức (Giảng viên cao cấp - Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Có thể nói đây là Luận văn đầu tiên nghiên cứu thông điêp về trẻ em trên báo điện tử và đánh giá những thông điệp đó dưới góc nhìn văn hóa. Chính vì vậy Luận văn đạt được nhiều kết quả mới, có thể sử dụng làm tài liệu cho cá nhân và các tổ chức khi nghiên cứu về vấn đề trẻ em trên báo chí truyền thông.
Trước hết, Luận văn hệ thống lại các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài như truyền thông, truyền thông đại chúng, trẻ em, quyền thông tin về trẻ em, báo điện tử. Đặc biệt Luận văn trình bày một cách kĩ càng khái niệm “thông điệp” cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của nó khi nhà báo sử dụng trên phương tiện báo điện tử.
Tiếp theo, Luận văn đưa ra những số liệu cụ thể về các tin bài có liên quan đến trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo điện tử (Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ) trong năm 2014. Từ đó tổng kết thành 8 vấn đề chính về trẻ em mà các tờ báo trên tập trung đăng tải.
Đặc biệt Luận văn đánh giá những giá trị văn hóa của những tin bài đó bao gồm: Giá trị khách quan, trung thực của thông điệp; Giá trị đạo đức của thông điệp và Giá trị thẩm mỹ của thông điệp. Đây là những kết quả mới mà Luận văn đạt được khi nghiên cứu về trẻ em trên các phương tiện truyền thông. Với những dẫn chứng cụ thể, Luận văn tìm được mặt tích cực cũng như những hạn chế của những thông điệp về trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo điện tử Dân trí, Vietnamnet và Tuổi trẻ. Điều này góp phần thể hiện thực trạng nội dung thông điệp và sự ảnh hưởng của nó tới dư luận xã hội khi đăng tải trên phương tiện báo điện tử. Thêm một điểm mới của luận văn là đưa ra một số đánh giá của độc giả qua lời bình luận phía dưới các tin bài để thấy được cái nhìn và sự thay đổi trong nhận thức của độc giả khi tiếp nhận các thông điệp về trẻ em.
Luận văn cũng đưa ra những dự báo về sự phát triển của báo điện tử và đặc biệt là sự quan tâm của độc giả đối với những tin bài về trẻ em. Theo tác giả luận văn, trong tương lai, 2 nhóm nội dung, đề tài chính mà độc giả sẽ tiếp tục quan tâm tìm hiểu đó là “Trẻ em là nạn nhân” và “Hình ảnh trẻ em vui vẻ, hạnh phúc”.
Cuối cùng Luận văn mạnh dạn đưa ra những đề xuất, giải pháp đối với Đảng, Nhà nước, các cơ quan báo chí để những thông điệp về trẻ em trên báo điện tử thực sự phát huy hiệu quả.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Số liệu và các giá trị văn hóa của những tin bài về trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo điện tử (Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ) trong năm 2014 là cơ sở để Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan đến trẻ em đánh giá lại công tác tuyên truyền việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu hiệu quả của những thông điệp về trẻ em trên báo mạng điện tử đối với công chúng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Truong Thi Hop 2. Sex: Female
3. Date of birth: March 25,1985 4. Place of birth: Ha Tinh Province
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: December 30, 2013. Principle of Hanoi University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Messages about young children on online newspapers from cultural point of view
8. Major: Journalism and Communication 9. Code: 60.32.01.01
10. Supervisors: Associate prof PhD Pham Duy Duc (Senior Lecturer, Institute of Cultural and Development, Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Adminitration)
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis can be deemed as the first one to research on messages about young children and evaluate these messages from a cultural point of view. Therefore, our thesis has gained several new conclusions which can be used as reliable reference for either individuals or organizations when it comes to conducting research about young children on social media.
First of all, our thesis synchronizes topic-related definitions, such as media, social media, young children, rights about children's information and online newspaper. Especially, our thesis thoroughfully discusses definition of "message" as well as its meaning and important role when journalists use it on online newspapers.
Secondly, our thesis presents detailed numbers regarding articles relating to young children which appeared on 3 famous online newspapers (Dantri, Vietnamnet and Tuoi tre) in 2014. From which, our thesis synthesizes into 8 major problems about young children which these online newspapers focused on.
Especially, our thesis evaluates cultural values of those articles, including: objective and truthful values, moral values, and aesthesis values. These are new conclusions/results that our thesis has gained when conducting research on social media. Being supported by detailed evidences, our thesis has found both positive and negative aspects of messages about young children appearing on 3 mentioned online newspapers Dantri, Vietnamnet and Tuoitre.
These results contributes to revealling the truth about those messages and its influences to puplic opinions when they were publicized on online newspapers. Another new contribution of our thesis is to represent some of the readers' comments in the comment section below each articles from which to reveal/analyze readers' point of view and their change in perception towards the messages about young children.
Our thesis also offers forecast about the development of online newspapers, especially readers' concern for children-related articles. According to the thesis's author, in the future, there are 2 groups of main content that concern readers the most, which are "children as victims" and "images of children being happy".
Finally, our thesis would like to suggest some sollutions for the rulling party and authorities, as well as those who are working on journalism so that messages about young children reach its best potential effects.
12. Practical applicability:
Potential appliances in reality: numbers and cultural values of articles about young children appearing on 3 online newspapers (Dantri, Vietnamnet and Tuoitre) in 2014 can be served as a baseground for the rulling party, authorities and relating to children reevaluate their propganda campaigns about caring, educating, protecting and praciticing children rights on social media
13. Further research directions:
Esearch on effectiveness of messages about young children on online newspapers to the public.
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn