Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Phạm Hoàng Minh Thy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/03/1996
4. Nơi sinh: Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QH-XHNV Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phong cách đạo diễn Lav Diaz từ góc nhìn thi pháp học (khảo sát ba phim: “The Woman Who Left”, “The Halt” và “Genus Pan”)
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Ngọc Thanh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngoài việc tập trung phân tích ba bộ phim của đạo diễn Lav Diaz bao gồm: The Woman Who Left, The Halt và Genus Pan, học viên cũng đã mở rộng so sánh và đối chiếu với các tác phẩm điện ảnh khác của ông trong suốt quá trình sáng tác để đưa ra một số kết luận trong phong cách sáng tác của ông. Những phát hiện thông qua các đặc điểm nổi bật cũng như là mẫu số chung cho phong cách tác giả này gồm có:
Về căn tính dân tộc thông qua diễn ngôn chính trị hậu thuộc địa: đạo diễn Lav Diaz đã mở ra một thế giới điện ảnh hậu tận thế với những phong cách đặc biệt và nhất quán như việc dùng góc máy rộng và tĩnh với thời lượng một cú bấm máy dài. Song song đó ông đã sử dụng màu sắc trắng đen với bối cảnh kéo dài từ lịch sử đến tương lai. Từ đó chất vấn lại căn tính dân tộc và bản thể, chất vấn lại lịch sử và các đại tự sự về đất nước Philippines.
Đạo diễn được hưởng sự thừa kế trong nền văn học tiểu thuyết, đặc việt văn học Nga đã thành công trong việc tái trình hiện các nguyên mẫu nhân vật điển hình. Không như đa số các bộ phim điện ảnh theo phong cách điện ảnh chậm với ít thoại và mở rộng không gian thời gian, Lav Diaz đã làm phong phú phong cách của điện ảnh chậm với tuyến nhân vật, tuyến truyện và cốt truyện dày, nhiều thoại được đặt giữa không gian thiên nhiên và đô thị như một mê cung không lối thoát.
Cuối cùng, đạo diễn Lav Diaz không chỉ khẳng định một phong cách tác giả nhất quán với những diễn ngôn chính trị thẳng thắn mà ông còn có những thể nghiệm trong việc thực hành làm mới các thể loại phim (cụ thể ở đây là thể loại phim lịch sử và viễn tưởng). Với phong cách thể hiện đi ngược lại với những chuẩn mực của Hollywood và ngoài vòng đón đợi của tác giả, các bộ phim lịch sử và viễn tưởng của ông được thể hiện với phong cách tránh sự cầu kỳ và việc dùng hình ảnh trắng đen đã mờ hoá khái niệm thời gian. Không gian, nhờ đó, trở thành nhân vật và yếu tố chính để con người tồn tại, tiến hoá và thậm chí là tiến hóa ngược.
Tóm lại, đề tài đã giải quyết được tương đối những vấn đề đã đặt ra trong phần mở đầu, tiếp cận và so sánh được các tác phẩm của đạo diễn Lav Diaz. Ba bộ phim The Woman Who Left, The Halt và Genus Pan không phải là các trường hợp duy nhất, tuy nhiên vì dung lượng có hạn, do đó học viên buộc phải tập trung vào trường hợp này, và chọn lọc ra những vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, học viên vẫn ý thức được, để có cái nhìn toàn diện về phong cách của đạo diễn Lav Diaz dưới góc nhìn thi pháp học buộc phải mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đây là công việc mà học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và triển khai trong tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cách khảo sát và đọc phim của đạo diễn Lav Diaz được mở rộng thêm nhiều hướng tiếp cận khác nhau, từ đó mở rộng cách đọc phim liên quan đến nhiều lý thuyết khác nhau. Bên cạnh đó, phong cách tác giả nhìn từ thi pháp học cũng gợi mở cho các nhà làm phim một hướng tiếp cận sáng tác.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
Tác giả: USSH Media
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn