1. Họ và tên học viên: TRIỆU MINH HẢI 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/02/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 2948/2021//QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản trong ngôn ngữ điện ảnh của Ozu Yasujiro
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Ngọc Kiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tranh khắc gỗ (浮世絵, Ukiyo-e, Phù thế hội) là một thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã để lại dấu ấn, ảnh hưởng tới các loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản, thậm chí là đối với hội họa thế giới. Luận văn chọn nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ukiyo-e lên loại hình nghệ thuật khác (điện ảnh) cũng là cách góp một “tiếng nói” trong việc nghiên cứu những tương giao thẩm mĩ giữa các loại hình nghệ thuật - một khuynh hướng thường thấy trong nghệ thuật hiện đại. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra những ảnh hưởng của Ukiyo-e đến phim của đạo diễn Ozu Yasujiro; làm rõ cách ông kế thừa, chuyển tiếp và “nối dài” truyền thống từ phương thức này sang phương thức khác (từ thẩm mĩ nhìn sang thẩm mĩ nghe nhìn).
Phim của Ozu thể hiện rõ tinh thần phù thế và truy vấn thời đại thông qua hệ thống nhân vật và không- thời gian. Nhân vật trong phim Ozu không chỉ là con người phù thế với những sinh hoạt đời thường, mà còn bị cuốn vào guồng quay mới của thời đại. Không - thời gian trong phim thể hiện sự biến chuyển cảnh quan truyền thống - hiện đại, thay đổi từ giao cảm với thiên nhiên đến sự xâm thực của các không gian kín.
Ukiyo-e còn ảnh hưởng tới ngôn ngữ điện ảnh của Ozu, giúp ông tạo ra những “dư ảnh” để nói lên cái “dư tình” thâm sâu. Dàn cảnh trong phim Ozu đã khắc họa những bộn bề phù thế; quay phim để giải hủy những quy ước tồn tại trước đó trong điện ảnh (và hội họa) bằng “phương châm” góc máy tĩnh song song đường chân trời thấp; dựng phim tạo ra một nối tiếp tĩnh tại như việc xếp các bức tranh cạnh nhau.
Qua đó, ta thấy được thẩm mĩ điện ảnh Ozu chính là thẩm mĩ Ukiyo-e. Ozu đã biến chuyển gần như toàn bộ cách thức thể hiện trong Ukiyo-e sang phim của mình. Một mặt, có thể xem đó là sự tìm về, nối dài những truyền thống (cách thể hiện) sẵn có trong dòng chảy văn hóa Nhật Bản của ông. Mặt khác, ta thấy rằng, “chất Nhật Bản” trong phim Ozu chính là xuất phát từ Ukiyo-e. Ozu đã dùng “dư ảnh” có được từ mọi biểu đạt “tĩnh tại” (giống với Ukiyo-e) để tạo ra cái “dư tình”, dư ba còn sót lại sau mỗi bộ phim. Và cái đích Ozu hướng tới không chỉ là tìm về truyền thống văn hóa hơn 200 năm đã dần bị xói mòn trước công cuộc hiện đại hóa; mà còn để nói lên sự chuyển dịch từ cảnh quan cho tới “tâm cảnh” đang diễn ra một cách mạnh mẽ của Nhật Bản trước thời đại mới. Đó còn là sự đau đáu, hoài nhớ về thế giới phù sinh một đi không (thể) trở lại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở phân tích vai trò của tầm nhìn trong bố cục, dàn cảnh, dựng phim, quay phim,… trong các tác phẩm điện ảnh hoặc nghệ thuật thị giác.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sự giao thoa thẩm mĩ giữa các loại hình nghệ thuật
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: TRIỆU MINH HẢI 2. Sex: Male
3. Date of birth: 24/02/1982
4. Place of birth: Hà Nội
5. Admission decision number: No 2948/2021/QĐ-XHNV Dated 28/12/2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:: Japanese woodblock art in cinematic language by Ozu Yasujiro
8. Major: Film and Television Studies
9. Code: 8210232.01
10. Supervisor: Associate Professor, Doctor Phùng Ngọc Kiên, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi)
11. Summary of the findings of the thesis:
Woodblock painting (浮世絵, Ukiyo-e) is a unique genre of Japanese painting, poetically and multi-faceted about the opulent realm of the Edo townsfolk. Ukiyo-e has also left its mark, influencing other Japanese art forms, and even world painting. The thesis chooses to study the influence of Ukiyo-e on other art forms (cinema) as well as a way to contribute a "voice" in the study of the aesthetic interactions between art forms - a trend. commonly found in modern art. Through the research process, the thesis has shown the influence of Ukiyo-e on the films of director Ozu Yasujiro; clarifies how he inherits, transitions and "extends" the tradition from one mode to another (from visual to audiovisual).
Ozu's films clearly show the spirit of supremacy and query the times through the character system and space-time. The character in the movie Ozu is not only a person suitable for everyday life, but also caught up in the new spin of the times. Space - time in the film shows the transformation of the traditional - modern landscape, changing from sympathy with nature to the invasion of enclosed spaces.
Ukiyo-e also influenced Ozu's cinematic language, helping him create "afterimages" to express his deep "afterglow". The scene in the movie Ozu depicts the chaos; filming to debunk pre-existing conventions in cinema (and painting) with the “motto” of low-horizon-parallel static camera angles; Editing creates a static sequence like stacking pictures side by side.
Thereby, we see that the Ozu cinematic aesthetic is the Ukiyo-e aesthetic. Ozu transformed almost all of the expression in Ukiyo-e into his film. On the one hand, it can be seen as a search for and prolongation of the existing traditions (expressions) in the flow of his Japanese culture. On the other hand, we see that the "Japanese quality" in the movie Ozu comes from Ukiyo-e. Ozu used the "afterimages" obtained from all "sedentary" expressions (similar to Ukiyo-e) to create the "afterglow", which is left over after each film. And Ozu's goal is not only to find out more than 200 years of cultural traditions that have been gradually eroded by modernization; but also to show the shift from landscape to "mood" that is taking place strongly in Japan before the new era. It is also the pain, the nostalgia for the fleeting world that can't come back.
12. Practical applicability, if any:
The research results of the thesis will be the basis for analyzing the role of vision in composition, setting, editing, filming, etc. in cinematic or visual art works.
13. Further research directions, if any: Aesthetic interference between art forms
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
(List them in chronological order)