TTLV: Quan hệ giao lưu văn hóa Trung-Việt từ 1991 đến 2015

Thứ hai - 24/10/2016 21:39

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lưu Cối Trinh (Liu Hui Zhen)   

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 27/08/1990                                             

4. Nơi sinh: Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3127/QĐ-XHNV-SĐH, Ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ giao lưu văn hóa Trung-Việt từ 1991 đến 2015

8. Chuyên ngành:Quan hệ Quốc tế                  Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã mở đầu bằng việc giới thiệu các khái niệm các thuật ngữ (các từ khóa) liên quan như khái niệm văn hóa; giao lưu văn hóa; toàn cầu hóa văn hóa là gì ...  giới thiệu một cách sơ bộ nhất tiến trình giao lưu văn hóa Trung – Việt từ thời cổ xưa đến thời hiện đại này nay. Tiếp theo luận văn đã phân tích các biểu hiện và nội dung cụ thể của quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt trong suốt 25 qua (kể từ khi bình thường hóa). Giao lưu văn hóa nói chung cũng như giao lưu văn hóa Trung – Việt nói riêng đều diễn ra trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có ảnh hưởng và tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân hai nước. Tuy nhiên chúng tôi mới chỉ nêu được các hoạt động giao lưu quan trọng nhất mà cũng là các hoạt động  giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực chủ chốt như phát thanh-điện ảnh-truyền hình; du lịch; giáo dục-đào đạo; khoa học kỹ thuật; văn học nghệ thuật v.v... Những thành tựu đạt được trong suốt 25 năm qua và triển vọng phát triển của giao lưu văn hóa Trung – Việt trong tương lai là minh chứng rõ nhất cho nhận định này.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng trong hợp tác giao lưu giáo dục, các hoạt động giao lưu khác như giao lưu, hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực du lịch; hội chợ triển lãm; thể dục thể thao và hoạt động của các đoàn thể quần chúng mà điển hình chính là hoạt động giao lưu hữu nghị thường niên của thanh niên hai nước... đều có đóng góp lớn trong việc củng cố và phát triển quan hệ giao lưu văn hóa nói riêng và quan hệ Trung-Việt nói chung.

Luận văn cũng đã đánh giá, nhận xét một cách khách quan nhất về mối quan hệ giao lưu văn hóa Trung – Việt từ sau bình thường hóa đến nay. Trong đó bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta vẫn cần phải rất lưu tâm đến những hạn chế và tồn tại vẫn đang gây trở ngại cho mối quan hệ hữu hảo Trung – Việt. Đó là các vấn đề do mất cân bằng “nghiêm trọng” trong giao lưu văn hóa Trung – Việt; vấn đề về lòng tin chính trị dẫn đến vấn đề mất lòng tin trong giao lưu, hợp tác, vấn đề tác hại của những hoạt động bất hợp pháp v.v...

Sau cùng, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung – Việt như đẩy nhanh việc thiết lập các cơ sở đại diện văn hóa ở hai nước; đẩy nhanh hợp tác khoa học công nghệ, đặc biệt là đẩy nhanh hợp tác giữa các ngành công nghiệp văn hóa.

Giao lưu văn hóa nói chung và giao lưu văn hóa Trung – Việt nói riêng là một vấn đề rất có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, vì thế trong những nghiên cứu sau này, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục chuyên sâu vào đề tài và tìm hiểu một cách toàn diện hơn nữa, chẳng hạn như vấn đề về sức mạnh mềm văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề về giải quyết các bất đồng do lịch sử để lại v.v...

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Thông qua luận văn được tìm hiểu tình hình giao lưu văn hóa giữa Trung –Việt trong những 25 năm qua, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về sự giao lưu văn hóa giữa hai nước

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hui Zhen  Liu                          2. Sex:  Female

3. Date of birth: 27/08/1990                          4. Place of  birth: China

5. Admission decision number: 3127/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 26/12/2014 of  president of university of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Sino-Vietnamese cultural exchange relationship from 1991-2015

8. Major: International relation                       Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Dr. Nguyen Van Can

10. Summary of the findings of the thesis:

Thesis was opened with the introduction of the concept of terms related cultural concepts, Cultural Exchange, what is Cultural globalization... introduction process of cultural exchanges China - Vietnam from ancient times to modern times today. Next, thesis analyzed the expression and the specific content of cultural exchanges China - Vietnam during the last 25 years. General cultural exchanges as well as cultural exchanges China - Vietnam in particular are taking place in many areas of life, influential and far-reaching impact on the lives of people of both countries. However, we have only mentioned activities are the most important exchanges as well as exchanges and cooperation in key areas such as radio-TV-film; travel; director of education-training; science Technology; literature and art, etc. The achievements during the past 25 years and prospects for development of cultural exchanges China - Vietnam in the future is the clearest evidence for this claim.

Besides the important achievements in education cooperation and exchanges, the exchange activities such as cooperation and exchange in the field of tourism; Expo; sport and activities of the mass that is typical activities Annual friendly exchanges of the two countries ... the youth have major contribution in consolidating and developing exchanges particular culture and Sino-Vietnamese relations in general.

Thesis also assessed, objectively comment on the relationship most cultural exchanges China - Vietnam after normalization far. In addition,the achievements that have been achieved, we still need to be very mindful of the limitations and shortcomings which still hinder in the friendly relations Sino - Vietnamese. That is the problem caused by "serious" imbalances  cultural exchange in China - Vietnam; issue of political trust issues led to loss of confidence in the exchanges and cooperation, the problem of the harmful effects of illegal activities etc ...

Finally, the thesis gives a number of recommendations aimed at promoting cultural exchanges Sino - Vietnamese as accelerating the establishment of representative cultural establishments in the two countries; accelerate scientific and technological cooperation, especially accelerating cooperation between the cultural industries.

General cultural exchanges and cultural exchanges China - Vietnam in particular is a very significant issue in terms of both scientific and practical, so in future studies, we hope to continue in-depth on the subject and find out a more comprehensive way, such as issues of cultural soft power in the context of globalization, the issue of settling disputes left over by history etc ..

11. Practical applicability, if any:

Through the thesis can find out the situation of the cultural exchange between the Sino-Vietnamese in the past 25 years, and also can be used as references when study the cultural exchange between the two countries

12. Further research directions, if any: 

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây