TTLV: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm tại Lưu trữ lịch sử địa phương (qua khảo sát tại lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội và một số lưu trữ lịch sử địa phương lân cận)

Chủ nhật - 23/10/2016 20:22

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đặng Văn Phong                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/8/1991

4. Nơi sinh:  Phương Chiểu – Tiên Lữ – Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số  3215/2004/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm tại Lưu trữ lịch sử địa phương (qua khảo sát tại lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội và một số lưu trữ lịch sử địa phương lân cận).

8. Chuyên ngành: Lưu trữ học                       Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Cam Anh Tuấn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM, TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN TÀI LIỆU LƯU TRỮ VÀO BẢO HIỂM.

Trong chương này, chúng tôi trình bày quan điểm của mình về bảo hiểm tài liệu lưu trữ, phông bảo hiểm, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ. Ngoài ra, chúng tôi xác định đối tượng của bảo hiểm tài liệu, phân tích ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu với các lưu trữ lịch sử địa phương cũng như đối và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HIỂM TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI LƯU TRỮ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Trong Chương hai, chúng tôi chủ yếu trình bày hai nội dung chính. Thứ nhất, chúng tôi trình bày thực trạng tài liệu đang được bảo quản tài các lưu trữ lịch sử địa phương cũng như thực trạng công tác bảo hiểm tài liệu tại đây thông qua các tiêu chí, quy trình, phương pháp bảo hiểm tại liệu. Thứ hai, dựa vào thực trạng công tác bảo hiểm tài chúng tôi phân tích những điều đã làm được cũng như những hạn chế trong công tác bảo hiểm tài liệu đang diễn ra tại các lưu trữ lịch sử địa phương. Qua đó, thấy được ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm trong việc khắc phục những hạn chế trong công tác bảo hiểm tài liệu mà các lưu trữ lịch sử địa phương đang gặp phải.

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN TÀI LIỆU LƯU TRỮ CẦN BẢO HIỂM

Nội dung trọng tâm trong Chương 3, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm. Để xây dựng được bộ tiêu chuẩn, chúng tôi xác định, phân tích các trường hợp mục đích bảo hiểm trong thực tế. Sau khi nghiên cứu xây dựng được bộ tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm bám sát ba mục đích khác nhau của bảo hiểm tài liệu, chúng tôi đưa ra quy trình lựa chọn tài liệu cần bảo hiểm, các phương pháp bảo hiểm phù hợp với từng mục đích bảo hiểm tài liệu khác nhau. Để bộ tiêu chuẩn được áp dụng vào thực tế một các thuận lợi và đạt hiệu quả cao, chúng tôi đưa ra các giải pháp đối với các cấp, đơn vị quản lý ngành lưu trữ cũng như đối với các cơ quan trực tiếp áp dụng tiêu chuẩn. Với các biện pháp mang tính đồng bộ, chúng tôi tin tưởng tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm sẽ có tính khả thi cao trong thực tiễn áp dụng.

 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu lưu trữ cần bảo hiểm có khả năng áp dụng trong thực tiễn cao do thời điểm hiện tại nhiều lưu trữ lịch sử địa phương, lưu trữ hiện hành đang tìm kiếm phương pháp bảo hiểm tài liệu với các mục đích khác nhau. Bộ tiêu chuẩn sẽ giúp các lưu trữ lịch sử xác định được các tài liệu cần bảo hiểm một cách nhanh chóng, chính xác.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không

13. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận văn: không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Student’s name: Dang Van Phong                2. Gender: Male

3. Date of birth: 17/8/1991                               4. Place of birth:  Phuong chieu – Tien Lu - Hung Yen

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH dated Dec 31st,2014 by President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in the academic process: None

7. Thesis title: A Studyon constructing standards for choosing security-required documents in the Local Historical Achives(through investigatingHistorical Achives of Hanoi and other neighbouring localities)

8. Major: Achival studies                                 Code: 60.31.02.06

9. Scientific supervisor: Ph.D. Cam Anh Tuan

10. The thesis consists of three following main chapters

Chapter 1: Theoretical basis for security and standards for selecting security-required archives

This chapter presents our opinions on archival document security preservation, security fond and standards for selecting security-required archives. Moreover, the objects of archives security as well as the meanings of of the set of standards will be defined and analyzed, too. These standards can be studied and applied by the local historical archives and the State Records Management and Archives Department.

Chapter 2: Current situation of security preservation of archival documents in local historical archives

In this chapter, we will focus on two central points. Firstly, through defined norms and process of securing documents, we will show the real situation of preservation of archival documents in local historical archives. Secondly, we will analyze the advantages and disadvantages of securing archival documents in different local archives. Therefore, the necessity of a set of standards for selecting security-required archives in local archives is confirmed.

Chapter 3: Defining a set of standards for selecting security-required archives

The emphasis of this chapter is to define a set of standards for selecting by analyzing security purpose through some real cases. Then we propose a process of selecting archival documents for security and some methods that are suitable for each purpose. Besides, we suggest some solutions to make sure that those standards can be applied in reality by different local archives.

11. Practical applicability:

The set of standards for choosing security-required archival document is highly practical appliable because presently many Local Historical Archiveslook for anarchival documentsecurity method for each different purpose. The set of standards will help the Local Historical Archives define which document required a quick and accuracy security.

12. Futher research directions: none

13. Thesis- related publications: none

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây