Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thơ Đình
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/05/1985.
4. Nơi sinh: Bắc Giang.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Các di tích khảo cổ học thời đại Kim khí lưu vực sông Nậm Mu (Lai Châu).
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60.22.03.17
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Liêm, Viện Khảo cổ học.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Khu vực Tây Bắc nói chung, khu vực thuộc lưu vực sông Nậm Mu nói riêng là địa bàn nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khảo cổ học. Các di tích và hiện vật khảo cổ học ở đây là nguồn sử liệu quan trọng không chỉ góp phần nghiên cứu giá trị lịch sử văn hoá vùng đất Tây Bắc, mà còn soi sáng các chặng đường giao lưu, phát triển, hội nhập và tiếp biến văn hoá giữa nơi này với các vùng đất khác trên lãnh thổ Việt Nam, Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Khu vực này trước đây trong suy nghĩ của các nhà nghiên cứu luôn mặc định là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học thời đại Đá.
Luận văn đã hệ thống hoá tư liệu điều tra, khai quật và tư liệu nghiên cứu của tác giả và các đồng nghiệp về thời đại Kim khí trong các di tích khảo cổ học ở lưu vực sông Nậm Mu. Tác giả đã liên hệ với các công trình nghiên cứu khảo cổ học khác về vùng đất Tây Bắc để đưa ra những phác thảo đầu tiên về giai đoạn Kim khí ở lưu vực sông Nậm Mu cũng như tình hình chung của khu vực Tây Bắc.
Luận văn đã nghiên cứu đặc trưng, tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển của các di tích khảo cổ học Kim khí lưu vực Nậm Mu nhằm thiết lập hệ thống tư liệu khảo cổ học, giúp cho nhận thức đầy đủ về quá trình lịch sử và đặc trưng văn hóa thời đại Kim khí lưu vực sông Nậm Mu nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Phân tích, so sánh các di tích khảo cổ học lưu vực sông Nậm Mu với các di tích khảo cổ khác ở khu vực thượng du sông Đà làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của các di tích này. Bên cạnh đó luận văn cũng có những so sánh các di tích thời đại Kim khí ở lưu vực sông Nậm Mu với các di tích khảo cổ đồng đại ở trung du và đồng bằng sông Hồng để thấy được trình độ phát triển cũng như niên đại tương quan giữa hai khu vực. Qua nghiên cứu đã chỉ ra các di tích Kim khí lưu vực sông Nậm Mu có niên đại trùng hoặc tương đối muộn hơn so với hệ thống niên đại của văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở miền Bắc nước ta trong thời đại Kim khí. Diện mạo của thời đại Kim khí ở lưu vực sông Nậm Mu - Lai Châu có các nét đặc trưng miền núi, công cụ và vũ khí bằng đồng có những nét riêng thích ứng môi trường sinh sống của con người.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Thiết lập hệ thống tư liệu khảo cổ học, giúp cho nhận thức đầy đủ về quá trình lịch sử và đặc trưng văn hóa thời đại Kim khí lưu vực sông Nậm Mu nói riêng và Tây Bắc nói chung.
- Cung cấp tư liệu trung thực cho việc nghiên cứu quá trình phát triển sinh kế và thói quen lựa chọn nơi cư trú của con người thời Tiền sử ở khu vực này.
- Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu về thời đại Kim khí khu vực Tây Bắc Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Con đường Kim khí hóa ở khu vực Tây Bắc: Tây Bắc có phải là khu vực phát triển chậm pha so với khu vực Đông Bắc Việt Nam hay không? Đóng góp của khu vực Tây Bắc vào quá trình hình thành Nhà nước là như thế nào?
- Mối quan hệ văn hóa thời Kim khí của khu vực Tây Bắc với các khu vực xung quanh (Nam Trung Quốc, Lào, trung du đồng bằng Bắc bộ Việt Nam…).
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. Kết quả khai quật di chỉ Bản Khá (Lai Châu), NPHMVKCH năm 2011, Nxb KHXH, Hà Nội, (Viết chung Hà Văn Phùng).
2. Dấu tích liên quan tới luyện kim tại di tích Bản Khá (xã Pha Mu, Than Uyên, Lai Châu), NPHMVKCH năm 2011, Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Kết quả khai quật di dời các di tích khảo cổ học lòng hồ thủy điện Huội Quảng (Lai Châu), NPHMVKCH năm 2012, Nxb KHXH, (Viết chung nhiều tác giả).
4. Kết quả khai quật di tích Bản Mở (Lai Châu), NPHMVKCH năm 2012, Nxb KHXH, (Viết chung Hà Kiên Cường).
5. Kỹ thuật chế tác vòng đá tại di tích Tà Vải 1, NPHMVKCH năm 2012, Nxb KHXH.
6. Khuôn đúc mũi tên phát hiện tại di tích Tà Vải I (Than Uyên – Lai Châu) ), NPHMVKCH năm 2013, Nxb KHXH.
7. Phát hiện rìu đồng ở Than Uyên (Lai Châu). NPHMVKCH năm 2014, Nxb KHXH (Viết chung Bùi Văn Hùng).
8. Thời đại kim khí ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu: Tư liệu và nhận thức mới. Khảo cổ học, số 3-2015, (Viết chung cùng Trịnh Sinh, Nguyễn Thị Hảo).
9. Dien Bien, Son La and Lai Chau in Bronze Age: Data and new Perception. Vietnam Social Sciences 5(175)2016 (Viết chung cùng Trịnh Sinh, Nguyễn Thị Hảo).
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Tho Dinh 2. Sex: Male
3. Date of birth: 15/05/1985 4. Place of birth: Bac Giang province
5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV dated: 31/12/2015 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Archaeological sites from the Metal Age in Nam Mu river basin (Lai Chau province)
8. Major: Archaeology Code: 60.22.03.17
9. Supervisors: Bui Van Liem, Assoc. Prof. PhD, Viet Nam Intitute of Archaeology
10. Summary of the findings of the thesis:
The Northwestern area of Northern Viet Nam in general and the Nam Mu-river basin in particular appeal to many disciplines of social sciences and humanities, including Archaeology. The archaeological sites and their found artifacts are an important source of historical data not only for the research into the cultural and historical values of the Northwestern area, but they also highlight the stages of cultural interaction, development and integration and acculturation between this area and other regions in Vietnam, Southern China and Southeast Asian countries. This area used to be considered as a research subject of Stone Age by many researchers.
In my dissertation, I have systematized all the data of the investigations, excavations and studies of the Metal Age in the archaeological sites in the Nam Mu-river basin, which were conducted by my colleagues and myself. I have associated with other archaeological studies of the Northwest region to bring out the first sketch of the Metal-Age period in the Nam Mu River basin and the overall situation of the Northwestern area.
The thesis also includes the research into the identities, characteristics, chronology and development stages of the archaeological sites in the Nam Mu-river basin in order to systematize the archaeological data, which make it possible to fully understand the history and cultural characteristics of the Metal Age in the Nam Mu-river basin in particular and the Northwestern area in general.
The analysis and comparison of the archaeological sites in the Nam Mu-river basin and the other archaeological sites in the upper Da-River area serve as a base for assessment of their historical and cultural values. In addition, there are also the comparisons between the Metal-age sites in the Nam Mu-river basin and other synchronic archaeological sites in the midlands and the Red-River delta to demonstrate the development level and related dates of these two areas.
The research demonstrates that the Metal-age sites in the Nam Mu-river basin have the same or fairly later dates than those of the pre-Dong Son and Dong Son-culture in Northern Viet Nam in the Metal Age. The physiognomy of the Metal Age in the Nam Mu-river basin is characterized by mountainous features, bronze tools and weapons with their own characteristics that adapted to the living environment
11. Practical applicability, if any:
- The thesis has set up a system of the archaeological data that help to fully understand the history and the cultural characteristics of the Metal age in the Nam Mu-river basin in particular and the Northwestern area in general.
- It provides the authentic data for the research into the development of livelihood and the prehistorical human habits for selection of settlement sites in this area.
- It can be used as references for teaching, learning, studying the Metal age in Northwestern area of Northern Viet Nam.
12. Further research directions, if any:
- The process of the Northwestern area turning into Metal age: Is it slower than that of the Northeast area of Northern Vietnam? What is the contribution of the Northwestern area to the State foundation in Vietnam?
- The Metal Age cultural relationship between the Northwestern area and the vicinities (Southern China, Laos, the midland delta of Northern Vietnam, etc.)?
13. Thesis-related publications:
1. Results of the excavation at Ban Kha site (Lai Chau), New archaeological discoveries in 2011, Publishing House of Social Sciences, Hanoi, (co-written with Ha Van Phung).
2. Metallurgical traces at Ban Kha site (Pha Mu, Than Uyen, Lai Chau), New archaeological discoveries in 2011, Publishing House of Social Sciences, Hanoi.
3. Results of excavation at archaeological sites in Huoi Quang hydropower reservoir area (Lai Chau province), New archaeological discoveries in 2012, Publishing House of Social Sciences, (co-written with other authors).
4. Results of excavation at Ban Mo site (Lai Chau), New archaeological discoveries in 2012, Social Science Publishing House, (co-written with Ha Kien Cuong).
5. Techniques for making stone rings at Ta Vai 1 site, New archaeological discoveries in 2012, Publishing House of Social Sciences.
6. Arrow molds found from Ta Vai I site, New archaeological discoveries in 2013, Publishing House of Social Sciences.
7. A bronze axe found at Than Uyen (Lai Chau). New archaeological discoveries in 2014, Publishing House of Social Sciences (co-written with Bui Van Hung).
8. Dien Bien, Son La and Lai Chau in Bronze Age: Data and new Perception. Archeology, 3-2015, (co-written with Trinh Sinh and Nguyen Thi Hao).
9. Dien Bien, Son La and Lai Chau in Bronze Age: Data and new Perception. Vietnam Social Sciences 5(175)2016 (co-written with Trinh Sinh and Nguyen Thi Hao).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn