TTLV: Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam

Thứ hai - 23/07/2018 22:26

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương Anh      

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/11/1992                                          

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV ngày 18/8/2016 được ký bởi Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay và đối sách của Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                     Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế - Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Khái quát các lý thuyết về liên kết khu vực, liên kết tiểu vùng.

- Phân tích những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc  đối với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ năm 2006 đến nay (bối cảnh quốc tế và khu vực; nhu cầu nội tại của các nước thuộc Tiểu vùng...).

- Làm rõ những dấu mốc cho thấy quá trình điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ 2006 đến nay. Đồng thời chỉ ra mục đích, nội dung của sự điều chỉnh đó.

- Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế đối với Trung Quốc và các nước thuộc Tiểu vùng.

- Phân tích những tác động từ sự điều chỉnh này đối với Việt Nam.

- Dự báo xu hướng của sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc  đối với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đến năm 2025

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị cho Việt Nam trước tác động từ sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước những tác động từ sự điều chỉnh chiến lược của  Trung Quốc  đối với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

- Đề tài là tài liệu tham khảo đối với những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng và an ninh; là nguồn tư liệu phục vụ thiết thực công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính trị quốc tế, địa - chính trị thế giới, khu vực học, quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại trong hệ thống các Viện và các khoa quan hệ quốc tế  tại Việt Nam. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Với hướng nghiên cứu này, trong tương lai luận văn có thể tiếp tục bám theo những thay đổi chính sách của Trung Quốc đối với các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng nói riêng và với các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung, bởi đây là một trong những khu vực mà chính quyền Bắc Kinh luôn muốn nâng cao tầm ảnh hưởng của mình.

- Dựa vào tầm quan trọng về địa chính trị của khu vực Đông Nam Á, so sánh chính sách, tầm ảnh hưởng của các nước lớn đối với các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn

- Li Mingjiang (2010), Trung Quốc trong quan hệ quốc tế ở châu Á (China’s International Relations in Asia, Vol1)

- Mishuhiro Kagami (2010), Nhật Bản và Hàn Quốc với các nước trong Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Japan and Korea with the Mekong River basin Countries, BRC Reseach Report Bangkok Research Center).

- Ngân hàng phát triển châu Á - ADB (2012), Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Hai mươi năm hợp tác (Greater Mekong Subregion: Twenty years of partnership, Mandaluyong City, Phlippines.

- TS Lê Văn Mỹ (2006), Trung Quốc trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Tác động và ảnh hưởng.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Phuong Anh            2. Sex: Female

3. Date of birth:  5/11/1992                              4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV dated 18 August 2016 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: China’s strategy shifting towards Greater Mekong Sub-region from 2006 to present

8. Major:  International Relations                     Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Nguyen Thi Que – International Relations Institute - Ho Chi Minh National Academy of Politics

10. Summary of the findings of the thesis: There has been some highlighted findings in the thesis as follows:

- Overview of theories of regional and sub-regional cooperation.

- An analysis of factors which have been affecting China’s shifts in its strategy towards Greater Mekong Sub-region since 2006. (global and regional context and the demands within Greater Mekong Sub-region countries).

 - Clarification of time periods (starting in 2006) since which China has been shifting its strategies towards Greater Mekong Sub-region.

- Evaluation of the results and the drawbacks faced by China and Greater Mekong Sub-region countries.

- An analysis of the effects that the China’s shifts in its strategy towards Vietnam.

- Predictions about China’s shifts in its strategy towards Greater Mekong Sub-region until 2025.

- Proposing solutions to the effects that the adaptations in China’s strategies have on Vietnam.

11. Practical applicability, if any:

- The thesis helps provide scientific and practical evidence for forming foreign policy of the Communist Party and the State of Vietnam in the face of the effects resulting from China’s strategic shifts towards Greater Mekong Sub-region.

- The thesis can be used as a source of reference materials for Vietnamese officials working in areas of foreign affairs, security and defense, international politics, geo-politics, regionalistics, international relations and foreign policy.

12. Further research directions, if any:

- Based on what it already had, the thesis could be more developed in many other directions. One particular example of this could be a study of China’s policy shifting towards Greater Mekong Sub-region or Southeastern countries.

- Due to the geo-political importance of Southeast Asia, the thesis could be further developed by drawing an analogy between policies of powerful countries and the influences these countries have on Greater Mekong Sub-region countries.

13. Thesis-related publications:

- ADB, Greater Mekong Subregion: Twenty years of partnership, Mandaluyong City, Phlippines: Asian Development Bank, 2012.

- Li Mingjiang (2010), China’s International Relations in Asia, Vol1.

- Le Van My (2016), China’s towards Greater Mekong Sub-region: Impact and Influence

- Mishuhiro Kagami (2010). Japan and Korea with the Mekong River basin Countries, BRC Reseach Report Bangkok Research Center

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây