Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Triệu Anh Ba
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/06/1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV-ĐT ngày 18/8/2016 được ký bởi Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Chiến lược an ninh mạng của Nhật Bản (2001 – 2017).
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Minh Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu Chính trị - An ninh/Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á/Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nhật Bản là một trong những quốc gia có công nghệ thông tin hết sức phát triển nên cũng không tránh khỏi phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh mạng phức tạp và đa dạng. Để giải quyết vấn đề này, năm 2001 Nhật Bản đã công bố chiến lược quốc gia về công nghệ thông tin trong đó bao gồm cả chính sách an ninh thông tin. Trải qua nhiều năm phát triển và triển khai, năm 2010 Nhật Bản tiếp tục đưa ra chiến lược an ninh thông tin, sau đó năm 2013 là chiến lược an ninh mạng, và năm 2014 công bố Đạo luật cơ sở về an ninh mạng, đưa bảo đảm an ninh mạng trở thành chiến lược quốc gia và luật cơ bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn dần thể chế hóa và quy phạm hóa về mặt bảo đảm phát triển và thực hiện vấn đề an ninh thông tin. Ở trong nước, Nhật Bản xây dựng chính sách và thành lập các cơ quan thực thi như Ủy ban bảo đảm an ninh quốc gia, Trung tâm an ninh mạng chính phủ, Đội an minh mạng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, Nhật cũng xây dựng cơ chế hợp tác an ninh mạng với nhiều nước và tổ chức quốc tế, đồng thời đưa vấn đề an ninh mạng vào Phương châm bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ.
Bản luận văn này đã phân tích khái niệm an ninh mạng dưới góc nhìn chính trị quốc tế, đồng thời cho rằng an ninh mạng có mối quan quan hệ mật thiết với an ninh quốc gia, là một vấn đề nghiêm trọng mà các quốc gia đang phải đối mặt. Tiếp đó, thông qua các thông tin để xem xét hiện trạng vấn đề an ninh mạng hiện nay của Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu và phân tích quá trình hình thành chính sách an ninh mạng và chiến lược an ninh mạng của Nhật Bản hiện nay, cũng như các hoạt động thực tiễn chính và hợp tác quốc tế của Nhật Bản thực hiện trong lĩnh vưc này. Cuối cùng thông qua phân tích đặc điểm chiến lược an ninh mạng của Nhật Bản, kết hợp với hiện trạng chính sách an ninh mạng của nước ta để rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng an ninh mạng của nước ta.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thông qua nghiên cứu và phân tích chiến lược an ninh mạng của Nhật Bản để rút ra những kinh nghiệm cho quá trình xây dựng luật, chính sách về an ninh mạng ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Trieu Anh Ba 2. Sex: Male
3. Date of birth: 12/06/1982 4. Place of birth: Vinh Phuc
5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV-ĐT dated: 18 August 2016 by the Principal of University of Social Sciences and Humanities-Hanoi National University.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Japan’s Cyber Security Strategy 2001 - 2017.
8. Major: International Relations Code: 60.31.02.06
9. Supervisors: Dr. Hoang Minh Hang - Head of Political-Security Research Department / Northeast Asia Research Institute /Vietnam Academy of Social Sciences.
10. Summary of the findings of the thesis:
Japan, as an advanced country in the field of information technology, is also facing the complex and diverse cyber security issues. To address these issues, Japan released information technology national strategy including information security policies in 2001, and after years of development and practices, Japan released the information security strategy in 2010, the cyber security strategy in 2013, and basic laws of cyber security in 2014, in order to guarantee cyber security as the national strategy and the basic law. Meanwhile, the exploration and practices of Japan on guaranteeing the cyber security issues is becoming gradually institutionalized and standardized. On the one hand, Japan has established a lot of policies and implementing agencies within the country such as National Security Commission, Cabinet Cyber Security Center, Self-Defense Force Cyber Defense Guard, etc., on the other hand, it has established the cyber security cooperative mechanism with multiple countries and international organizations, and integrated cyber security into Japan-US security guarantee system.
This paper first analyzes and defines the concept of cyber security from the international political perspective, and proposes that cyber security is closely related to national security and has become a severe subject confronted by all the countries. Later the current status of the Japanese cyber security is demonstrated through data analysis, the evolution of Japanese cyber security policies, the existing cyber security strategies, as well as the main practices and international cooperation conducted by Japan in the cyber security field are analyzed based on a large quantity of materials. Finally, the referential experience in aspect of cyber security construction of Viet Nam is summarized by analyzing the features of Japanese cyber security strategies and combining with the development status of Viet Nam cyber security policies.
11. Practical applicability:
Through research and analysis of the Cyber security strategy of Japan to draw experience for the process of building laws and policies on cybersecurity in Vietnam.
12. Further research direction:
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn