TTLV: Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam

Thứ hai - 02/03/2015 22:38

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Đăng Trị                    

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 10/06/1985

4. Nơi sinh: Lâm Thao – Lương Tài – Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/ QĐ – XHNV - SĐH Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                          Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Tất Thắng  Trưởng phòng Từ vựng học, Viện Ngôn ngữ học.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Luận văn “Tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam”, tập trung tìm hiểu hai vấn đề:  khảo sát các nhóm từ vựng chỉ ý nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian. Từ đó đi tìm hiểu lối định danh của các sự vật của người Việt trong những câu chuyện cười dân gian Việt Nam, qua đó có thể thấy được những đặc trưng văn hóa cũng như lối tư duy văn hóa của người Việt.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng truyện cười dân gian Việt Nam sử dụng rất nhiểu các biểu vật của từ và vai trò của các biểu vật này đem lại cho nội dung của các truyện cười là vô cùng to lớn. Các trường biểu vật được tìm hiểu là những trường cơ bản, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Việt.

Xét về mặt cấu tạo, phần lớn các biểu vật là từ đơn và từ ghép. Số lượng các biểu vật xuất hiện trong truyện tương đối phong phú về mặt số lượng cũng như chủng loại và chúng có sự thẩm thấu vào nhau, tạo nên nét tương đồng cũng như khác biệt về nghĩa. Để từ đó, chúng có những giá trị khác nhau trong mỗi hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo ra tiếng cười mỉa mai, châm biếm và giáo dục.

Mối quan hệ giữa các hình thức biểu vật với nội dung của truyện cười thể hiện lối tư duy cụ thể, gần gũi và dễ hình dung của người Việt. Thông qua việc sử dụng các biểu vật, thấy được đặc trưng của thể loại này, cũng như nét văn hóa của người Việt nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

Kết quả nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân gian của người Việt, đồng thời nó cũng bổ sung tư liệu dạy và học truyện cười trong chương trình phổ thông.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

- Tìm hiểu về nghĩa biểu niệm trong truyện cười dân gian Việt Nam.

- Tìm hiểu về vai trò của nghĩa biểu vật trong việc thể hiện các chủ đề của truyện cười.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoàng Đăng Trị                    2. Sex: Male

3. Date of birth: 10/06/1985                     4. Place of birth: Bac Ninh

5. Admission decision number: 2797/ 2012/ QĐ- XHNV- KH&SDH. Dated 28/12/2012.

6. Changes in academic process: None

7.  Official thesis title: Studying denotative sematic field in Vietnamese folklore humor stories.

8. Major: Linguistics                               9. Code: 60.22.02.40

10. Supervisor(s): Asso. Prof. Phạm Tất Thắng Head of Division of Lexicology, Institute of linguistics.

11. Summary of the findings of the thesis:

Our thesis “Studying denotative field in Vietnamese folklore humor stories" mainly focuses on two issues: Studying lexicological groups having denotative meanings in Vietnamese folklore humor stories. It is comprehensive to study the identification ways/ methods of Vietnamese objects in Vietnamese folklore humor stories.  We could see from these are Vietnamese cultural traits and thinking.

Through studying, we realize that Vietnamese folklore humor stories use a lot of denotative words and those words play a great role in humor stories' contents. Studied denotative field is the basic field with close relationship with Vietnamese lifestyle.

In terms of structure, most of denotations are single words and compound words. The number of denotations in humor stories is diverse in terms of its quality and its category. Their combination makes their meaning both similarities and differences. That is why they have different values in specific contexts and create sarcasm, ironical and educational laughs.

The relationship between denotative forms and humor stories' contents express a particular, close and imaginable ways of Vietnamese thinking. By using denotative methods, we understand the specific trail both of this denotation and Vietnamese culture.

12. Practical applicability, if any:

The outcomes contribute to preserve and develop our folklore culture, as well as supplement documents in teaching and studying in schools' programs.

13. Further research directions, if any:

- Studying denotative meanings in Vietnamese folklore humor stories.

- Studying the role of denotative meanings in themes/ titles of humor stories.

14. Thesis-related publications: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây