TTLV: Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long

Thứ năm - 12/03/2015 22:03

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phùng Thị Hà Thúy                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/10/1990

4. Nơi sinh: Ninh Xá - Thuận Thành - Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên Trường Đại học Thăng Long.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội              Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc, Trường Đại học Thăng Long.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:                    

Nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu (RLLA) của sinh viên tại địa bàn được khảo sát cho thấy: nhận thức của sinh viên về RLLA còn nhiều hạn chế. Đa phần sinh viên nhận diện được một cách rõ ràng về RLLA khi đó là những căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và gây tổn hại về mặt thể chất cũng như tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của sinh viên. Để chăm sóc tốt những RLLA trong môi trường học đường, sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về cách thức và những biện pháp cho vấn đề này. Mặc dù vậy, vẫn có số ít các em chưa thể hiện được nhận thức một cách chính xác về những biện pháp mang hiệu quả lâu dài trong công tác chăm sóc RLLA học đường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đã phản ánh nhất định về thực trạng RLLA của sinh viên ĐHTL với những biểu hiện về mặt thể chất cũng như tinh thần,  đồng thời biểu hiện với những mức độ khác nhau. Những số liệu điều tra thu thập được cho thấy những vấn đề mà sinh viên có RLLA gặp phải chủ yếu là những áp lực do học tập gây ra. Những yếu tố ảnh hưởng như: đặc điểm tâm lý, gia đình hay mối quan hệ xã hội cũng là nguyên nhân gây ra những RLLA hiện hữu trong sinh viên, song không phải là yếu tố quyết định.

Hậu quả RLLA cho dù được xem xét ở tính chất nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì đều có những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập, quá trình phát triển nhận thức - tình cảm và các mối quan hệ xung quanh sinh viên. Mà trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân sinh viên, khi các em không có những kỹ năng để giải quyết những RLLA xảy ra.

Hiện nay, tại địa bàn nghiên cứu đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc chăm sóc RLLA trong trường học đã được áp dụng ở một mức độ cụ thể tuy nhiên chưa triệt để, toàn diện và mới ở tính chất trước mắt chưa đi sâu vàp từng cá nhân cụ thể. Những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, chương trình sinh hoạt ngoại khóa, câu lạc bộ... đều góp phần hiệu quả trong việc giảm thiểu RLLA cho sinh viên. Tuy nhiên, những giải pháp này chưa đồng bộ, chưa mang tính lâu dài. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp can thiệp của CTXH nhóm thông qua tiến trình làm việc nhóm theo phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tại địa bàn nghiên cứu trên cơ sở kết hợp và khai thác hiệu quả của hệ thống phòng tự học của trường và thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động khác như câu lạc bộ, sinh viên tình nguyện… Với cách tiếp cận này, hiệu quả mang lại bước đầu là khá thành công, những mục tiêu đề ra đều đã đạt được ở mức độ nhất định, chúng tôi muốn đề xuất mô hình của CTXH nhóm với vai trò của NVCTXH trong trường học với việc trợ giúp sinh viên phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu RLLA hiện nay một cách thiết thực và hiệu quả hơn. 

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Việc can thiệp dựa vào công tác xã hội nhóm là phương án tích cực cần được đẩy mạnh và phát huy tại các mô hình trường học nói chung và trường đại học nói riêng. Nó góp phần xây dựng kỹ năng và hình thành cho sinh viên những hành vi tâm lý tích cực qua quá trình hoạt động nhóm.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name of student: Phung Thi Ha Thuy                   2. Gender: Female

3. Date of Birth: 19/10/1990                                          4. Place of Birth: Ninh Xa - Thuan Thanh - Bac Ninh

5. The decision on recognition of student: No. 1503/2012 /QĐ-XHNV-SĐH dated on August 6, 2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: 

7. Title of thesis: The role of social work in anxiety disorders caring for students at Thang Long University.

8. Major: Social Work                                                   9. Code: 60.90.01.01

10. Academic Supervisor: Dr. Tran Hoang Thi Diem Ngoc, Thang Long University.

11. Thesis abstract:

Research on the situation of anxiety disorders (AD) of students in the studied site showed that students’ awareness about AD is limited. Most students recognized explicitly about AD as stress, anxiety, fatigue, physical and mental damage, directly affecting students’ daily life. The students have obtained basic awareness of ways and methods to this matter to take good care of AD in the school environment. However, there are few of them who cannot be precisely aware of effective measures to bring long-term care for school AD.

The research also provides certain reflection about the situation of student AD at Thang Long University, physically and mentally, with a variety of levels. The survey data reveals that the problems that students with AD mainly encounter are due to academic pressures. Affecting factors such as psychological characteristics, family or social relationships are other, but not decisive, causes of students’ present anxiety disorders.

Consequences of anxiety disorders have a negative effect on learning activities, the process of cognitive - emotional development and relationships around the students; no matter it is considered serious or less serious in nature. It directly affects the students themselves, as they do not have proper skills to deal with concurrent anxiety disorders.

Currently, in the study area there are measures to promote care for AD in school. They have been applied in a particular level but not thorough, comprehensive and new to anticipate, rather to mostly resolve after the incident occurred with consequences. The favourable conditions of facilities, methods of teaching, extracurricular programs, clubs etc. all contribute effectively to reduce student AD. However, these solutions are not synchronous, long-term. Therefore, the application of social work intervention with group is perfectly suited to the conditions in the study area based on the combination and efficient utilization of the self-study room system. With this approach, initial effects are successful with the achievement of objectives at a certain level. Therefore, the model of social work with groups is proposed with the role of social workers in school to help students to detect, prevent and mitigate AD more practically and efficiently.

12. Possibility of Application:

The intervention based on social work with group is an effective procedure that calls for further encouragement and promotion in schools generally and in universities particularly. It contributes to building and forming positive psychological behavior during group activities.

13. The following research directions: (if applicable)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây