Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: TRẦN VĨNH TIẾN
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/11/1985
4. Nơi sinh: Đức Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21.
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN nói chung, phân tích những mặt thuận lợi, không thuận lợi, và những cơ hội thách thức để tìm ra hướng giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đúng hẹn vào ngày 31/12/2015, và tăng cường quan hệ ASEAN-Mỹ trong bối cảnh mới. Theo đó:
- Là cường quốc số một thế giới, trong những năm thập niên đầu thế kỷ 21, Mỹ đẩy mạnh chiến lược “tái cân bằng ở châu Á”, thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với ASEAN và tham gia sâu rộng vào các cơ chế, diễn đàn, khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt. Các chính sách của Mỹ nhìn chung là tích cực, thể hiện qua sự ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của ASEAN trong hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội.
- Hợp tác giữa Mỹ và ASEAN nằm trong khuôn khổ quan hệ đối thoại chung mà ASEAN thúc đẩy với các Đối tác trên thế giới và nằm trong chủ trương chung của ASEAN là mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối thoại của ASEAN vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực. Do đó, các chính sách mà Mỹ công bố, cam kết và thực hiện đối với ASEAN đã phần nào giúp ASEAN cụ thể hóa được chủ trương chung này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đó, những chính sách của Mỹ cũng tạo ra những tác động, cả thuận lợi và không thuận lợi, đối với tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Những tác động đó phần nào cũng thể hiện các ưu tiên hiện nay của Mỹ trong hợp tác ASEAN. Về cơ bản, những thuận lợi và khó khăn này vẫn luôn tồn tại, đan xen, tạo nên những cơ hội và thách thức nhất định cho ASEAN.
- Trong bối cảnh đó, ASEAN cần thể hiện vai trò chủ động của mình, biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội để phục vụ cho tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. ASEAN sẽ tiếp tục thực thi chính sách tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Mỹ,đặc biệt là sẽ nâng cấp quan hệ ASEAN-Mỹ lên tầm cao mới, tiếp tục lôi kéo Mỹ tham gia hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, huy động mọi sựđóng góp của Mỹ trong các lĩnh vực này, và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. ASEAN cần tranh thủ tiếng nói của Mỹ về vấn đề Biển Đông để xây dựng cho mình đối sách phù hợp trong vấn đề Biển Đông, góp phần tích cực thúc đẩy hiệu quả hơn tiến trình xử lý vấn đề Biển Đông.
- Là một thành viên tích cực trong ASEAN, Việt Nam cần tham gia hiệu quả trong các khuôn khổ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ, tranh thủ các điều kiện, cam kết, hỗ trợ mà Mỹ mang lại đối với Cộng đồng ASEAN, nhất là trong vấn đề Biển Đông và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN. Trong tương lai, sự hiện diện và tham gia của Mỹ tại khu vực sẽ ngày càng rõ nét hơn. Do đó, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung cần có những tính toán chiến lược trong trung hạn và dài hạn để tối đa hóa lợi ích mà Mỹ mang lại đối với khu vực.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Phục vụ công tác học tập, nghiên cứu về quan hệ ASEAN-Mỹ và Cộng đồng ASEAN
- Phục vụ công tác đối ngoại thực tiễn, nhất là trong xử lý quan hệ ASEAN-Mỹ tại Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Cấu trúc khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN trong chính sách Tái cân bằng sang châu Á của Mỹ sau năm 2015.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : TRAN VINH TIEN 2. Sex: Male
3. Date of birth: 07 November 1985 4. Place of birth: Quang Binh Province
5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21 October 2010
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: U.S Policy towards the realization of the ASEAN Community in the early 21st Century.
8. Major: International Relations 9. Code: 60.31.02.06
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Duy Dung, Head of Institute for Southeast Asian Studies, Viet Nam Academy of Social Sciences
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis has studied US policy toward the realization of the ASEAN Community in general, analysed on the favourable, unfavourable implications, challenges and opportunities to find solutions to promote the ASEAN Community building process, and strengthening the ASEAN-US relations in the new context. Accordingly:
- As one of the world's great powers, in the first decade of the 21st century, the US execute its strategy of “rebalancing to Asia", while implement its policies of strengthening cooperation with ASEAN and deeply involved in the ASEAN-led mechanisms and framework. The US policy is generally positive, expressed strong support for the efforts of ASEAN in realizing the ASEAN Community on three pillars: political-security, economic, cultural and socio-culture.
- Cooperation between the United States and ASEAN is within ASEAN’s frameworks and ASEAN’s common policy of promoting relations and cooperation with partners for peace, cooperation and development in the region. Therefore, the policies toward ASEAN that the US publicizes, committed and implement has helped to concretize the above mentioned general policy of ASEAN. However, within that framework, the US policy also creates the impact, both favourable and unfavourable, for the process of realization of the ASEAN Community. The impact somehow reflected the current priorities of US cooperation in ASEAN. Basically, the advantages and difficulties still exist, overlap, and they will create some certain opportunities and challenges for ASEAN.
- In this context, ASEAN should demonstrate their active role, turning the difficulties and challenges into opportunities to serve the process of realization of the ASEAN Community. ASEAN will continue to implement their policies of broadening and deepening their relationship, especially to upgrade ASEAN-US relations to a new level, further entice the US to cooperate in all fields while mobilizing the US contribution in these fields, and support the ASEAN’s Centrality in evolving regional structures. ASEAN needs to enlist the voice of the US on South China Sea issue to help them develop their own appropriate policy responses in this issue, contributing actively to promote a more efficient process of handling South China Sea issue.
- As an active member of ASEAN, Vietnam should participate effectively in the framework of cooperation between the US and ASEAN, effective implement of the ASEAN-US Plan of Actions, taking advantage of the conditions, commitment, support supported by the United States for the ASEAN Community, especially in the South China Sea issue and ASEAN’s Centrality. In the future, the presence and involvement of the US in the region will become clearer. Therefore, Vietnam in particular and ASEAN in general should build their strategic visions in the medium and long run to maximize the benefits that the United States delivers to the region.
12. Practical applicability, if any:
- For any study on ASEAN-US relations and ASEAN Community Building process.
- For practical activities on handling the ASEAN-US relations, particularly at the ASEAN Department, Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam.
13. Further research directions, if any:
The evolving regional architecture and ASEAN’s Centrality in the US policy of Rebalancing to Asia beyond 2015.
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn