Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Đồng Thị Minh Phúc:
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:25/10/1987
4. Nơi sinh: Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số:1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu tại xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, hiện công tác tại Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học - Xã hội & Nhân văn Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Những kết quả thu được cho thấy:
Trong tất cả sự trợ giúp xã hội trong các mối quan hệ của người cao tuổi thì hầu hết người cao tuổi đánh giá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trong nhất.
Việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tuy đã được sự quan tâm của chính quyền, cộng đồng nhưng chỉ là chung chung và chưa thực sự thiết yếu đối với người cao tuổi. Các hoạt động hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe; lao động việc làm, tiếp cận các thông tin chính sách… đều khá hạn chế và ít được các ban ngành tham gia hưởng ứng. Việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi chưa được chú trọng đặc biệt là hỗ trợ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa.
Hiện nay trên toàn xã chưa xây dựng được mô hình trợ giúp một cách toàn diện và hiệu quả chỉ có một vài hoạt động như thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi người cao tuổi khi ốm đau, tổ chức mừng thọ dịp Tết Nguyên Đán… Các hoạt động trợ giúp này người không được diễn ra thường xuyên và phong trào xã hội hóa tại cộng đồng còn chưa được nhiều người quan tâm. chưa thực sự bền vững như mục tiêu mà công tác xã hội hướng đến.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những thông tin về người cao tuổi và tác động vào việc thực hiện chính sách liên quan đến trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại xã Trực Tuấn cũng như một số các giải pháp áp dụng trong CTXH đối với người cao tuổi tại cộng đồng.
Những kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo cho những ban ngành, tổ chức xã hội để có thể thấy được tầm quan trọng của việc trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi để từ đó quan tâm hơn nữa đến việc trợ giúp đời sống người cao tuổi tại cộng đồng một cách toàn diện hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Dong Thi Minh Phuc 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/10/1987 4. Place of birth: Truc Tuan commune, Truc Ninh district, Nam Dinh province.
5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH; Dated 10/10/2011 by the headmaster of social science and humanities university.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: social assistance for the elderly in the community (Research at Truc Tuan commune, Truc Ninh District, Nam Dinh Province)
8. Major: Social Work 9. Code: 60 90 01 01
10. Supervisors: Associate Professor. Dr. Nguyen Thi Kim Hoa
11. Summary of the findings of the thesis:
Research on Social support for the elderly in community by qualitative and quantitative methods shows:
Among social supports of the elderly relationships, the elderly appreciate the blood relationship in their family. They believe that family is the safest, and most important support.
Social support for the elderly is officially cared from the government, and community; it seems to be inadequate and unnecessary to them. Activities about health care, work, policy information access are quite limited and departments are not interested in those. That people’s awareness about caring and the elderly’s role is not focused; especially the support for the lonely, and poor elderly.
There lacks of complete and effective supportive model in the whole commune. Few activities are carried out such as, heroic Vietnam mothers visiting, sick elderly visiting, Lunar New Year longevity organizing… These activities are not often held and socialization among community is not interested, unstable as the targets of the social work.
12. Practical applicability, if any:
The thesis provides information on the elderly and effect on policy performance relating to social work at Truc Tuan commune, and suggests some solutions to social work application to the elderly in community.
Researches provide references to departments, social organization so that we could understand the importance of social support for the elderly, and take more care about the elderly life completely in our community.
13. Further research directions, if any: ....................................................................................
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn