Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lý Sương (Li Shuang)
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/07/1988
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số: 30/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt.
8. Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua khảo sát 1.630 thuật ngữ thương mại tiếng Trung và tiếng Việt, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau :
a. Thuật ngữ thương mại trong hai ngôn ngữ đều có đặc điểm cấu tạo rất giống nhau. Về mặt cấu tạo xét theo thành tố trực tiếp, cả hai đều có những thuật ngữ được cấu tạo từ các ngữ tố. Trong đó, có thuật ngữ gồm 1 ngữ tố, có thuật ngữ gồm 2 ngữ tố, và dài nhất cũng chỉ là 5-6 ngữ tố.
b. Mặt cấu tạo xét theo nguồn gốc: Cả hai hệ thuật ngữ đều có những thuật ngữ được vay mượn từ ngôn ngữ Latin. Tuy nhiên trong cả hai ngôn ngữ, các thuật ngữ này đều rất ít.Trong phương thức cấu tạo thì hệ thuật ngữ trong cả hai ngôn ngữ đều chủ yếu được tạo nên từ phương thức ghép các thành tố.Và thuật ngữ thương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều có mặt của những yếu tố ngữ pháp (hư từ), mặc dù số lượng không đáng kể.
c. Xét theo phương diện con đường hình thành hai hệ thuật ngữ này, cũng khá giống nhau, đều sử dụng phương pháp thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường.
Các thuật ngữ thương mại được vay mượn, đều có giải thích là do chúng chưa có thuật ngữ tương ứng, chính xác trong các ngôn ngữ đi vay mượn.
Tuy nhiên, cùng là vay mượn thuật ngữ Latin, nhưng trong tiếng Việt thường là vay mượn một cách trực tiếp (phiên âm trực tiếp hoặc mượn nguyên thuật ngữ đó). Nhưng trong tiếng Trung, hầu như tất cả các thuật ngữ đều được phiên âm chuyển tự sang thành tiếng Trung. Đây cũng là đặc điểm dễ thấy trong mọi hệ thuật ngữ trong ngôn ngữ Trung Quốc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về thuật ngữ học, và góp phần thiết thực cho việc chỉnh lí hệ thống thuật ngữ kinh tế thương mại hiện có của tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng Trung và biên soạn giáo trình nghiệp vụ kinh tế thương mại.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Xây dựng và chuẩn hóa được một hệ thống thuật ngữ thương mại Việt – Trung, Trung – Việt.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Li Shuang 2. Sex: Female
3. Date of birth: July 18th 1988 4. Place of birth: China
5. Admission decision number: 30/QĐ-XHNV-SĐH dated January 08th 2013 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Comparison of trade economic terms’ structures in Chinese and Vietnamese
8. Major: Linguistics; 9. Code: 60.22.02.40
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Hieu
11. Summary of the findings of the thesis:
Through the survey of 1,630 trade terms in Chinese and Vietnamese, we have several remarks, as follows:
a. Trade terms in two languages have very similar structural characteristics. About structure, in consideration of direct formant, two languages have terms constructed from language elements. In which, there are terms containing 1 language element, terms containing 2 language elements and terms containing maximally 5 – 6 language elements.
b. About structure, in consideration of origin: Two term systems have terms borrowed from Latin language. However, in two languages, these terms are very few. In the structural method, the term systems in two languages are mainly created from the method of combining formants. And the trade terms in Chinese and Vietnamese include grammar factors (formal words), although the number of these terms are insignificant.
c. The formation history of two term systems are rather similar, they use the method of forming terms from normal words.
Trade terms are borrowed because they have not any correlative and exact term in borrowing languages.
However, as borrowing Latin terms, in Vietnamese language, terms are borrowed directly (transcribing directly or borrowing integrally these terms). But in Chinese, almost all of terms are transcribed and transliterated into Chinese language. This is the apparent characteristics in all term systems in Chinese language.
12. Practical applicability:
The researching result of thesis will contribute into build the common theory on terminology, and contribute practically into correcting the available trade economic term system of Vietnamese language. The researching result also contributes into teaching Chinese language and compiling the trade economic curriculum.
13. Further research directions:
Building and standardizing a Vietnamese – Chinese, Chinese – Vietnamese trade term system.
14. Thesis-related publications: No.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn