Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/08/1991
4. Nơi sinh: Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Báo chí Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa – Tổng biên tập Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:
Trong chương 1 một số vấn đề lý luận về phát thanh và thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh. Tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về “Phát thanh”, “Sức khỏe”, “Tư vấn sức khỏe” và “Thông tin tư vấn sức khỏe”. Nêu ra vai trò của việc thông tin tư vấn sức khỏe trên báo chí; Đồng thời đưa ra đặc trưng, thế mạnh, hạn chế của phát thanh trong việc thông tin tư vấn sức khỏe.
Trong chương hai, luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng đưa thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh hiện nay. Qua việc khảo sát tần suất phát sóng và tìm hiểu, phân tích nội dung, hình thức của thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh (cụ thể qua hai chương trình được lựa chọn khảo sát: FM – sức khỏe và Gặp thầy thuốc nổi tiếng). Mặt khác, tìm hiểu cách thức tổ chức sản xuất chương trình; So sánh cách thức tổ chức sản xuất chương trình thông tin tư vấn sức khỏe ở một số loại hình báo chí khác.
Qua những khảo sát, tìm hiểu và phân tích ở chương hai, tác giả luận văn đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của chương trình phát thanh hiện nay có thông tin tư vấn sức khỏe. Từ đó, tác giả luận văn mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với đề tài này, luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những điểm mấu chốt trong việc truyền tải thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà báo, phóng viên, biên tập viên đang hoạt động trong lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng. Đặc biệt, những biên tập viên của hai chương trình được khảo sát (FM – sức khỏe và Gặp thầy thuốc nổi tiếng) trong việc khai thác, biên tập nội dung khi hình thành tác phẩm báo chí của mình; các sản phẩm báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thính giả. Với nội dung nghiên cứu, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách của ngành y tế trong công tác thông tin tư vấn sức khỏe đến cộng đồng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Bên cạnh những kết quả đã phân tích và đề cập trong luận văn, luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định như quy mô khảo sát chưa rộng, mới khảo sát nội dung, hình thức của hai chương trình phát thanh...Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là sẽ mở rộng khảo sát đối với những chương trình phát thanh ở các địa phương hoặc khảo sát trên nhiều chương trình phát thanh khác nhau. Nếu có điều kiện, luận văn cũng gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong thông tin tư vấn sức khỏe như: Những bất cập của thông tin tư vấn sức khỏe có chứa thông tin quảng cáo...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of trainee: Pham Thi Hong Giang 2. Gender: Female
3. Date of birth: 20/08/1991 4. Place of birth: Tam Diep City, Ninh Binh Province
5. Decision on recognition of postgraduate trainee No.: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes during training process: N/A
7. Thesis title: Health information and advice for radio broadcasting today
8. Specialty: Press Specialty 9. Code: 60.32.01.01
10. Instructor: Assoc.Prof.Dr. Do Chi Nghia - Editor-in-Chief of People's Representative Newspaper
11. Thesis result summary:
The thesis focuses on research and some of its basic results are as follows:
In Chapter 1, with several theoretical issues concerning radio broadcasting and health information and advice for radio broadcasting, the author concentrated on studying and clarifying such concepts as “Broadcasting”, “Health”, “Health advice” “Health advice information”; Highlighting the role of health information and advice for the press; As well as the specific features, advantages and limitations of broadcasting in health information and advice activity.
In Chapter 2, the thesis studied, analyzed deeply the real situation of providing health information and advice for radio broadcasting today. Through a survey of broadcasting frequency and studying, analyzing the content, form of health information and advice for radio broadcasting (particularly the two programs selected for the survey: FM – Health and Meet the Famous Physician); on the other hand, that was learning about ways of organizing and making programs; Comparing ways of organizing and making health information and advice in some other forms of the press.
Through the survey, study and analysis in Charter 2, the author made assessments of the advantages, limitations of the broadcasting programs without health information and advice at present so as to venture to propose solutions to improve the quality of health information and advice radio broadcasting programs.
12. Actual applicability:
On this theme, the thesis is of important significance in finding out the key points in conveying health information and advice for radio broadcasting. The theme research results will serve as a source of references for the journalists, reporters, editors who are involved in the area of information in general and in health information in particular; Especially the editors of the two surveyed programs (FM – Health and Meet the Famous Physician) in developing, editing the contents while making their press works. That press works are every being improved will better meet audience demand. With the contents under research, the thesis will also serve as a source of references for the policymakers of the public health service in providing the community with health information and advice.
13. Subsequent research orientation:
Besides the results analyzed and dealt with in the thesis, the thesis may have some certain limitations such as the survey was not conducted on a large scale, merely restricted to the form and content of the two broadcasting programs…Therefore, the subsequent research orientation of the thesis shall be an extended survey of broadcasting programs in localities or a survey of various broadcasting programs in providing health information and advice such as Inadequacies of health information and advice with advertising information…
14. Published works related to the thesis: N/A
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn