TTLV: Vấn đề xây dựng Nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 (Khảo sát 2 chương trình “Nông thôn chuyển động” và “Sao Thần Nông” từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015)

Thứ tư - 04/11/2015 22:19

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Anh

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 04/11/1980

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề xây dựng Nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 (Khảo sát 2 chương trình “Nông thôn chuyển động” và “Sao Thần Nông” từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015)

8. Chuyên ngành: Báo chí                         Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái – Khoa báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH QG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả  cơ bản như sau:

Trong chương 1 - Tổng quan của đề tài Vấn đề xây dựng Nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16, tác giả tập trung giải quyết một số lý luận chung. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bản chất là xây dựng và phát triển nông thôn dựa trên các yếu tố về con người, văn hóa, xã hội. Nền văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp nên nó sẽ chi phối toàn bộ quá trình phát triển của xã hội nông thôn Việt Nam. Do đó, để đưa ra những có sở lý luận về nông thôn mới, về quá trình truyền thông về nông thôn mới thông qua ngôn ngữ truyền hình thì cần phải xác định rõ cơ sở lý luận về văn hóa nông nghiệp. Từ đó phân tích ra mối quan hệ giữa Văn hóa nông nghiệp Việt Nam và báo chí truyền thông Việt Nam khi tuyên truyền về vấn đề này.

Vì vậy, trong chương 1 tác giả đưa ra một số khái niệm về: Văn hóa nông nghiệp, nông thôn mới, truyền hình,  đồng thời nêu ra những vấn đề chung về xây dựng Nông thôn mới. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Nhu cầu cần được truyền hình một cách chuyên biệt về vấn đề xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam.Từ những đặc trưng, đặc điểm cũng nhưng bản chất, thể mạnh của truyền hình, tác giả cũng chỉ ra tính hiệu quả của ngôn ngữ truyền hình khi truyền thông về vấn xây dựng Nông thôn mới...

Trong chương hai, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của vấn đề xây dựng Nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 (Khảo sát 2 chương trình “Nông thôn chuyển động” và “Sao Thần Nông” từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015). Qua khảo sát cho thấy vấn đề xây dựng Nông thôn mới là nội dung chính được phản ánh trên kênh VTC16 với trên 13 chuyên đề chủ lực và gần 10 bản tin có nội dung chính phản ánh về quá trình xây dựng nông thôn mới.

Cùng với việc phân tích cách tổ chức thông tin, nội dung của các chương trình và đánh giá tác động của chương trình đối với người xem, tác giả đi sâu khảo sát 2 chương trình “Nông thôn chuyển động” và “Sao Thần Nông” để chỉ ra tính ưu việt cũng như những hạn chế của hai chương trình này khi truyền thông về vấn đề xây dựng Nông thôn mới.

Trong chương này, tác giả cũng đã rút ra những mặt thành công mà kênh VTC16 đạt được khi truyền thông về vấn đề xây dựng nông thôn mới.Từ đó, luận văn chỉ ra được tầm quan trọng của việc tổ chức thông tin về vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng như cách lựa chọn đề tài triển khai nội dung thông tin về vấn đề này sao cho hấp dấn, gần gũi với người xem.

Qua khảo sát, phân tích số liệu thực tế về nhu cầu người xem, phản hồi của người xem truyền hình đối với các chương trình của kênh và phỏng vấn sâu người trong cuộc, nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cũng được luận văn đưa ra. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về vấn đề xây dựng Nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 như các nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố con người, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật; yếu tố về đổi mới nội dung và hình thức thể hiện; về cơ chế chính sách, tài chính; yếu tố về hệ thống mạng lưới cộng tác viên...

Kết quả lớn nhất với tác giả luận văn  khi thực hiện đề tài về vấn đề xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp nông thôn là được tiếp cận những nghiên cứu có ý nghĩa, tạo cơ sở, tiền đề  để tác giả xây dựng chương trình chuyện mục về xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình Nhân Dân sao cho thiết thực. Và thực tế, trong thời gian nghiên cứu này, tác giả đã mạnh dạn thử nghiệm sản xuất phát sóng một số chương trình chuyên đề về vấn đề xây dựng nông thôn mới, bước đầu đưa lại những kinh nghiệm quý về nghề.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về vấn đề xây dựng nông thôn mới trên truyền hình hiện nay.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình TW và địa phương và nhất là các nhà báo trong việc thông tin về vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Luận văn hy vọng cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao kỹ năng cho những người thực hiện các tác phẩm truyền hình về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong việc  truyền thong về vấn đề xây dựng nông thôn mới  trên các kênh truyền hình, đặc biệt là việc xây dựng các chương trình truyền hình  có nội dung chuyên biệt về vấn đề xây dựng nông thôn mới.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

                         

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Master student’s full name: Nguyen Thi Anh        2. Sex: Female

3. Date of birth: 04/11/1980                                    4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Postgraduate admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: The Issue of Building New Rural Areas on VTC16 Channel (Surveying two programs "Rural Movement" and "Emperor Shennong Star" from June 2014 - June 2015)

8. Major: Newspapers and magazines                      Code: 60.32.01.01

9. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Minh Thai - Press Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:  

The thesis focuses on studies and some basic findings are as follows:

In Chapter 1 - Overview of the subject “The Issue of Building New Rural Areas on VTC16 Channel” the author concentrates on dealing with some general theories. Building new Vietnamese rural areas by nature is to build and develop rural society based on the human, cultural and social factors. As the Vietnamese culture is an agricultural culture, it will govern the entire development process of the Vietnamese rural culture. In order to provide theoretical bases of new rural areas, or new rural area communication process through the television language, the theoretical bases of culture and rural culture should therefore clearly defined, from that to analyze the relationship between the agricultural culture and communication in newspapers and magazines of Vietnam when propagating about this issue. And also for that reason, in Chapter 1, the author provides some concepts of: Agricultural culture, New rural area, television; as well as the general issues of building new rural areas, the points of view, policies of our Party and State on building new rural areas; the need for television in a specific way about the issue of building new rural areas in Vietnam. From the specific features as well as the nature and advantages of television, the author emphasizes the effect of the television language when communicating about the issue of building new rural areas…

In Chapter 2, the thesis deeply surveys, analyzes and assesses the actual status of the Issue of Building New Rural Areas on VTC16 Channel (Surveying two programs "Rural Movement" and "Emperor Shennong Star" from June 2014 - June 2015). The survey indicates that building new rural areas is the new content represented on VTC16 channel with 13 main columns and about news-bulletins with the main contents reflecting the process of building new rural areas. Along with analyzing the way of organizing information, program contents and assessing the impact of the programs on the audiences, the author surveys deeply the two programs "Rural Movement" and "Emperor Shennong Star" to highlight strengths as well as weaknesses of these two programs when communicating about the issue of building new rural areas

In this chapter, the author draws out the successes and limitations of VTC16 channel when communicating about the issue of building new rural areas, from that to underline the importance of organizing information about when communicating about the issue of building new rural areas and how to select the subject to implement the information contents about this issue so as to be interesting and close to the audiences.

Through surveying, analyzing practical data concerning audience need, audience feedback on VTC16 programs and in-depth interviews with executors of the two surveyed programs such as production organizers, directors, reporters, editors, cameramen, MCs, etc. numerous shortcomings, limitations have been revealed by the thesis. From that the thesis ventures to propose some solutions to in prison the quality of the Issue of Building New Rural Areas on VTC16 Channel, such as solutions related to the factors of human, means, material and technical facilities; factors of change in content and form of representing, of policies, finance; factor of assistance network, etc.

The greatest finding the author has achieved when implementing the Issue of Building New Rural Areas, a specific subject on agriculture and rural areas, was the access to the significant studies which have helped create bases, premise for the author to make columns, programs about building new rural areas on the People's Television Channel in a practical and effective manner. And as a matter of fact, during this studying time, the author did venture to make several programs for broadcasting on the issue of building new rural areas such as Building New Rural Areas in the Experience of Vinh Phuc, The Lesson from Land Consolidation in Nam Dinh… from that to initially learn about the valuable experiences in the profession.

11. Practical applicability:  

With this subject, the thesis is of great importance in complementing and developing the theoretical system of building new urban areas on the television at present.

The findings of the studies based on the theory and practice of the thesis will exert influence on the Central and local press agencies, television stations, and particularly, reporters, journalists when making specialized columns or realizing reportages about building new rural areas. This always serves as a source of information for researchers, management bodies and those who are interested in this issue.

12. Further research directions:

If conditions permit, from this thesis, there will be numerous directions open for further studies of making television programs on building new urban areas.

13. Thesis-related publications: N/A.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây