TTLV: Dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu (qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”)

Thứ tư - 04/11/2015 23:11

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Phương Chi                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/05/1985

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu (qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”).

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                            Mã số: 60.22.01.25

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Hương – Giảng viên Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn nghiên cứu về những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu (qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”) bởi Tố Hữu là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Để có thể tạo nên được điều đó, Tố Hữu đã kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và ca dao dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” sẽ giúp thấy được sự tiếp nối, phát triển của dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu so với các tập thơ trước. Sau đó, có thể lí giải được nguyên nhân và chỉ rõ sự tiếp nối, phát triển cũng như các thay đổi trong hai tập thơ.

Luận văn đã thông qua quá trình tìm hiểu, khảo sát để khám phá ra những dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu thể hiện qua thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật... Bên cạnh đó, luận văn có sự so sánh, đối chiếu thơ Tố Hữu với sáng tác của một số tác giả cũng mang đậm dấu ấn của thi pháp văn học dân gian trong sáng tác như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy để thấy được điểm tương đồng và khác biệt.

Luận văn phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên ở trường phổ thông khi có cái nhìn tổng quát về nhà thơ cũng như quá trình sáng tác của nhà thơ. Để từ đó có thể hiểu rõ hơn về sáng tác của tác giả và truyền đạt, định hướng đúng đắn cho học sinh của mình.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Đề tài có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, trong quá trình nghiên cứu sự nghiệp thơ ca Tố Hữu và quá trình tìm hiểu thi pháp văn học dân gian trong sáng tác của các tác giả văn học Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Phuong Chi                        2. Sex : Female

3. Date of birth: 30/05/1985                              4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated Day 30 Month 12 Year 2013 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Hallmarks of folk literature’s prosodies in To Huu’s poems (Through “Một tiếng đờn” and “Ta với ta”)

8. Major: Folk literature                                    Code: 60.22.01.25

9. Supervisor: Dr. Nguyen Viet Huong – Lecturer of Faculty of Vietnamese studies and Vietnamese language, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:  

- The thesis learns about hallmarks of folk literature’s prosodies in To Huu’s poems (through “Một tiếng đờn” and “Ta với ta”), because To Huu is one of poets who have significant influences on modern poetry of Vietnam. To have these achievements, To Huu has succeeded the tradition of national poetry, especially folk poems and national folk-songs. Therefore, through study of two poems “Một tiếng đờn” and “Ta với ta”, we can see the continuation and development of hallmarks of folk literature’s prosodies in To Huu’s poems in comparison with previous poems. And then, we can explain reasons and show the continuation, development and changes in two poems.

- Through the process of studying and surveying, the thesis discovers hallmarks of folk literature’s prosodies in To Huu’s poems which show through poetry’s style, structure, language, space and art time, and etc. In addition, the thesis compares To Huu’s poems with poems, which have lots of hallmarks of folk literature’s prosodies, of several authors as Nguyen Binh, Nguyen Duy to realize similarities and differences.

- The thesis serves the teaching process of teachers in secondary schools and high schools, because it has an overview on poet and also creation process of poet. Thus, we can understand more clearly about poems of the author and communicate and guide properly pupils.

11. Practical applicability, if any:

The thesis has a practical meaning in teaching Literature in secondary schools and high schools, in the process of researching the poetry achievements of To Huu and process of studying the folk literature’s prosodies in works of authors in Vietnamese literature.

12. Further research directions: No

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây