TTLV: Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay

Thứ tư - 04/11/2015 23:28

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Trang 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/8/1989

4. Nơi sinh: Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/QĐ-SĐH, ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên luận văn: Bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in hiện nay

8. Chuyên ngành: Báo chí học           Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo in một cách có hệ thống. Luận văn đã trình bày một số khái niệm, định nghĩa về những thuật ngữ liên quan đến đề tài như thông tin, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như những đặc trưng, thế mạnh của báo in..., đồng thời tác giả đã đi vào giới thiệu vị trí, vai trò của biển đảo Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đảo. Hoạt động thông tin biển đảo đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta. Đặc biệt, sự kiện giàn khoan HD 981của Trung Quốc được hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa của nước ta từ 2/5/2014 đến 17/7/2014 đã khiến tình hình BĐ của nước ta trở nên vô cùng căng thẳng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan chức năng ở TƯ, của các bộ, ngành và địa phương, công tác thông tin biển đảo vừa qua được triển khai khá mạnh mẽ, rộng khắp, đối với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Báo chí nước ta đã thể hiện vai trò của mình qua việc dốc toàn lực trên mặt trận thông tin. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã tích cực tham gia thông tin đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về biển đảo. Các tin bài, phóng sự, chuyên mục, chương trình truyền hình về biển đảo xuất hiện ngày càng nhiều trên các loại hình báo chí. Với nội dung và hình thức thể hiện phong phú, báo chí đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức người dân về vị trí, vai trò, tiềm năng của BĐ đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.

Trên cơ sở lý luận đó, luận văn tiếp tục đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa và Báo Thanh Niên từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2014. Từ việc khảo sát nội dung và hình thức thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trên các báo đó, có thể thấy rằng, Báo Nhân Dân, Báo Khánh Hòa, Báo Thanh Niên đã đóng góp to lớn vào việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao nhận thức của công chúng, cải biến hành động của họ trước các vấn đề về biển đảo. Mỗi tờ báo đã định vị cho mình được vị trí riêng về thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo, một tờ báo Trung ương, một tờ báo địa phương và một tờ báo của Đoàn thể.

Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích nói trên, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thông tin trên báo chí nói chung và báo in nói riêng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, với những kết quả nghiên cứu bước đầu, tác giả luận văn hy vọng đóng góp thêm được các cứ liệu xác thực và điểm nhìn ở góc độ hẹp về một vấn đề trong thực tiễn rất phong phú và sinh động của hoạt động báo chí.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Bên cạnh những kết quả như đã phân tích và đề cập ở trên, luận văn vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết nhất định như: Việc lưu trữ thông tin, tư liệu nên việc khảo sát của tác giả gặp rất nhiều khó khăn và không được như mong muốn, dẫn tới việc tìm hiểu, khảo sát thông tin để có những đánh giá mang tính hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ của bản thân cũng còn nhiều hạn chế, nhất là những hiểu biết về thực trạng thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo chưa đầy đủ, cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm khi nghiên cứu khoa học.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có

 

INFORMATION PAGE OF DISSERTATION

1. Candidate: Nguyen Thu Trang                        2. Gender: Female

3. Date of birth: 14/8/1989                                 4. Place of birth: Dai Mo, Tu Liem, Hanoi.

5. Admission Decision No. 2463/QĐ-SĐH of President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, dated on 11th December 2013.

6. Changes during the course: None

7. Dissertation topic: Maritime dispute in print media at present

8. Major: Journalism                                         Code: 60.32.01.01

9. Supervisor:  Assoc. Prof. Pham Minh Son – Dean of Faculty of International Relations, Academy of Journalism and Communication.

10. Main results of the dissertation:

The thesis has studied about theoreotical issues on the maritime dispute in print media in a systematic ways.

The thesis has presented some definitions and concepts of terms related to the research topic such as information, protection over the maritime dispute, as well as the features and strong characteristics of newspapers/print media, etc. The author has also introduced about the place and roles of Viet Nam oceans and islands, the views of the Party and the State on the maritime issue. The information activities has become of one of the main tasks in the state management of the country’s maritime.

In particular, the event of China placing its deep sea drilling rig HD-981 in Vietnam disputed waters south of the Paracel Islands has pushed the tension between Vietnam and China over the disputed South East Sea are at their highest levels in years.

Under the management of the Communist Party, the direction and guidance of relevance authorities, the information about maritime at recent times has been widely spread to people at different ages and social levels, this action has received remarkable results.

The media in our country has shown its role significantly in this fight. The mass media has actively providing information lines and policies of the Party on the maritime issue. There is an increased in the number of news, articles, reports, columns, television programs over the maritime issue. With various contents and expression forms, the media have helped shifting significantly people's perception about the position, role and potential of South East Sea for the development of socio-economy of the country.

Based on these theoretical basis, the thesis further analyze and evaluate the current situation providing information about sovereignty over islands in Nhan Dan Newspaper, Khanh Hoa Newspaper and Thanh Nien Newspaper over the period from May 2011 to May 2014. By examining the content and form of information about the maritime dispute displayed in these newspapers, it can be perceived that Nhan Dan Newspaper, Khanh Hoa Newspaper and Thanh Nien Newspaper has contributed greatly to the widespread of the maritime dispute information, raising public awareness, improving and developing their action to the maritime issue. Through a three year survey with three different newspapers, it can be seen that each newspaper has successfully differentiated themselves in distributing information about maritime issue as a central newspaper, a local newspaper and a communist newspaper.

Based on the survey and analysis results, the thesis has proposed a number of methods to enhance the information effectiveness for the media in general and newspapers in particular.

11. The possibility of practical application:

With the initials findings, the author hopes, on a practical level, to contribute more accurate and authentic documents, as well as a narrow perspective to one of the most issues in journalism today.

12. Further study orientation:

Aside from the results as above, the thesis still has undeniably drawbacks such as: Difficult access to information and documentation storage made it hard for the author to research and find proper information. This also causes problem when searching and assessing the collected information. On the other hand, the author’s ability also has certain limits as he or she does not have enough sufficient knowledge about the current situation of maritime dispute and lacks of researching experience.

13. Published works related to the dissertation: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây