TTLV: Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)

Chủ nhật - 08/11/2015 21:21

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Kiều Quỳnh                       

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 5/7/1983   

4. Nơi sinh: Xã Xuân Hoà, Huyện Lập Thạch, T. Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                     Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Sinh viên có sự thích ứng khá tốt với môi trường làm việc đặc biệt là các quy định, quy chế nơi làm việc, bầu không khí nơi làm việc. Tuy nhiên,  sinh viên có mức độ thích ứng thấp hơn trong lĩnh vực tự xây dựng kế hoạch công việc và quan hệ với lãnh đạo quản lý; Sinh viên có sự thích ứng trên mức trung bình ở lĩnh vực kỹ năng, kiến thức và phương pháp và không có sự chênh lệch quá lớn về mức độ ứng dụng giữa các kỹ năng, phương pháp. Theo đó, kỹ năng tin học văn phòng có mức độ ứng dụng cao nhất vào thực tế công việc, sau đó là kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Nhóm có điểm trung bình thấp nhất là kỹ năng xây dựng kế hoạch công việc, kiến thức chuyên môn được đào tạo, các kỹ năng nghề nghiệp của ngành đào tạo và có điểm trung bình thấp nhất là sử dụng ngoại ngữ. Bằng các phương pháp xử lý số liệu, nghiên cứu đã chỉ ra tác động của các yếu tố như ngành nghề, vị trí công việc, đã từng đi làm thêm, đã từng thay đổi công việc, nơi ở, học lực và thu nhập đến sự thích ứng với việc làm của sinh viên…

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Thông qua những phân tích về thực tế về sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường khoa học xã hội và nhân văn sẽ khiến cho các nhà quản lý giáo dục có biện pháp tác động để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt, ngay chính bản thân sinh viên cũng có những điều chỉnh trong nhận thức và hành động để có sự thích ứng với việc làm ngay trong quá trình học

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài gợi mở những nghiên cứu sâu hơn về sự thích ứng của sinh viên về việc làm.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Kieu Quynh                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 5/7/1983                           4. Place of  birth: Vĩnh Phúc

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: 30/12/2013 of the Rector of the University of Social Sciencens and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Work adaptation of social science bachelor (A case study of the University of social science & Humanities, Vietnam National University, Hanoi)

8. Major: Sociology                                    Code: 60.31.03.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Quyet

10.Summary of the findings of the thesis:

Students have adapted quite well to the environment, especially the rules and regulations on workplace, workplace atmosphere. However, students have had a lower level of adaptation in the field of self-employment plans and relations with management leadership; Students have an above-average adaptation in the field of skills, knowledge and methods and there is no big gap between the level of application of the skills and methods. Accordingly, office computer skills have the highest level of application in practical work, then the skills of teamwork and communication skills. The group which has the lowest average point is skills of work plan development, specialized knowledge, professional skills of trained fields and the lowest average point is to use foreign languages. By the method of processing data, studies have shown the impact of factors such as jobs, job placement, has been to do more, had to change jobs, housing, academic ability and income to adapt the work of students…

11. Practical applicability, if any: 

Through the analysis of the reality of adaptation on employment of graduated students of the university of social sciences and humanities will make the educational administration to take measures to enhance the impact of training quality accordance with practical needs. Especially, the students themselves are also adjusted in awareness and action to adapt the right job in the learning process.

12. Further research directions, if any:

The following research directions: The study suggests themes of further research on the adaptation of students for employment.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây