TTLV: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có rối loạn cảm xúc

Chủ nhật - 25/10/2020 21:56

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mai Anh                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/11/1995

4. Nơi sinh: Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên.

5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/QĐ-XHNV, ngày 28 tháng 06 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có rối loạn cảm xúc.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                Mã số: 8310401.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ths Đoàn Thị Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có rối loạn cảm xúc cho thấy một số vấn đề như sau:

Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc – rối loạn trầm cảm ở thân chủ trong ca trị liệu là những niềm tin phi lý về bản thân, về các mối quan hệ - đặc biệt là trong mối quan hệ với bạn bè. Thân chủ cũng là một người có tiêu điểm đánh giá từ bên ngoài cao hơn bên trong, có nhiều mối lo lắng và cũng chưa có được những trải nghiệm và cảm xúc tích cực. Từ đó, khi gặp khó khăn, thân chủ chưa tìm được cách ứng phó phù hợp với tình huống mình gặp phải.

Để can thiệp cho trường hợp này, chúng tôi đã sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi. Cách tiếp cận này sẽ giúp thân chủ nhìn nhận lại cách vận hành tâm trí của bản thân mình trong các tình huống khác nhau. Thông qua đó, thân chủ nhận ra sự liên kết giữa cảm xúc – suy nghĩ – hành vi, điều chỉnh và tái cấu trúc lại nhận thức bản thân, tìm ra những suy nghĩ thay thế tích cực hơn. Cùng với đó, thân chủ sẽ được hỗ trợ để nhìn nhận vấn đề ở các chiều cạnh khác nhau, thay đổi nhận thức về giá trị bản thân và những người khác.

Đây là một ca được thực hiện và hỗ trợ tại trường học. Vì vây, sự tham gia và hỗ trợ của gia đình, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích và tạo động lực để thân chủ duy trì thực hiện các bài tập, kỹ năng ở nhà và trên lớp học. Gia đình sẽ cùng lắng nghe, chia sẻ với thân chủ, hiểu câu chuyện trên cùng cách nhìn nhận của thân chủ. Giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn sẽ cùng phối hợp, tăng cường và khích lệ con tham gia vào các hoạt động nhóm, sinh hoạt tập thể và các sự kiện chung của toàn trường để con dần lấy lại hứng thú và sự tự tin vào bản thân mình.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

              Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã thực hiện đầy đủ quy trình của một nghiên cứu trường hợp. Phương pháp và những kĩ thuật trị liệu được áp dụng trong luận văn như một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà tâm lý lâm sàng và cung cấp thêm một bằng chứng thực tiễn về sự hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi khi can thiệp cho những thân chủ có rối loạn cảm xúc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Mai Anh                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 12th November, 1995                                    

4. Place of birth: Ham Tu, Khoai Chau, Hung Yen

5. Decision of student recognition No: 1765/2018/QĐ-XHNV, dated June 28, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training course: No                                                             

7. Official thesis title: Psychological intervention for a minor with mood disorders.

8. Major:  Clinical Psychology                                      Code: 8310401.02

9. Supervisors: Master Doan Thi Huong

10. Summary of the the findings of the thesis:

            Psychological intervention for a minor with mood disorders reveals the following problems:

The cause of emotional disturbances - depressive disorders in the client during therapy are irrational beliefs about themselves, about relationships - especially in relationships with friends. The client is also a person whose external focus is higher than internal, has a lot of concerns, and has not had positive experiences and emotions either. Since then, when facing difficulties, the client has not found a way to respond appropriately to the situation he is having.

To intervene in this case, we have used cognitive behavioral therapy. This approach will help the client re-examine how his or her mind works in different situations. Through it, clients realize the connection between emotions - thoughts - behaviors, adjust and restructure self-awareness, find more positive alternative thoughts. Along with that, clients will be supported to see problems in different perspectives, change perceptions of self-worth and others.

This is a case done and supported at school. Therefore, the participation and support of families, homeroom teachers and subject teachers have an important meaning in encouraging and motivating clients to maintain the implementation of homework assignments and skills both at home and in the classroom. The family will listen, share with the client and understand the story and the client's point of view. The homeroom teacher and subject teachers will work together, strengthen the bond and encourage your child to participate in group activities and school-wide events to gradually regain interest and confidence in yourself.

11. Practical applicability:

With the results obtained from the theoretical and practical research, the thesis has fully implemented the process of a case study. Therapeutic methods and techniques are applied in the thesis as a useful reference for clinical psychologists and provide additional empirical evidence on the effectiveness of cognitive behavioral therapy when intervening clients with emotional disturbances.

12. Further research directions:  No

13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây