Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trần Văn Minh 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/02/1990
4. Nơi sinh: Quang Thọ – Vũ Quang – Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa
8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng rối loạn lo âu phổ biến, đặc trưng bởi những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính. Các triệu chứng lo lắng quá mức luôn phối hợp với các triệu chứng cơ thể như căng cơ, dễ bị kích thích, khó vào giấc ngủ và bồn chồn. Người bệnh không thể kiểm soát được các lo lắng này, giảm khả năng lao động, sinh hoạt, và các chức năng khác.
Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn tâm thần thường gặp. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ người bị mắc trong 1 năm từ 3% đến 8%, tỷ lệ gặp trong suốt cuộc đời từ 5% đến 8% trong dân số và lo âu lan tỏa chiếm đến 25% số người phải đi khám bệnh do bị các rối loạn lo âu (Bùi Quang Huy, 2017).
Rối loạn lo âu lan tỏa còn kèm theo triệu chứng nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ biệt định, rối loạn hoảng sợ, rối loạn nghiện chất ... Tỷ lệ mắc cao, cộng với những đổ vỡ do rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng gây ra trong cuộc sống khiến nó trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội.
Trị liệu tâm lý cho rối loạn lo âu lan tỏa được dựa trên việc tìm hiểu quá trình hình thành, cơ chế phát triển và các yếu tố duy trì rối loạn lo âu lan tỏa; từ đó, giải quyết gốc rễ các vấn đề về hành vi tránh né, nhận thức sai lệch, cảm xúc lo âu.
Trong luận văn này, qua việc đánh giá tâm lý, học viên nhận thấy các biểu hiện rối loạn của thân chủ là điển hình và nổi trội theo các tiêu chí rối loạn lo âu lan tỏa của ICD-10. Ngoài ra, các kết quả của test EPI, DASS, PSQI góp phần khảo sát, xác định các vấn đề rối loạn nổi bật và những vấn đề kèm theo của rối loạn lo âu: phổ biến các biểu hiện/triệu chứng của trầm cảm, stress đi kèm, tuy nhiên vẫn dựa trên nền lo âu chủ đạo; kiểu hình thần kinh hướng nội không ổn định; mất ngủ đầu giấc. Thông qua hỏi chuyện lâm sàng, học viên còn nắm bắt được các vấn đề đáng chú ý về yếu tố di truyền của nhân cách lo âu, các sang chấn tâm lý, cũng như ảnh hưởng của môi trường lên sự hình thành, khởi phát và duy trì các biểu hiện lo âu ở thân chủ.
Luận văn đã vận dụng tiếp cận trị liệu nhận thức – hành vi với các trọng tâm luyện tập thư giãn, thay đổi niềm tin sai lệch, kích hoạt hành vi đối diện và vượt qua nỗi lo âu, cùng với vận dụng linh hoạt một số kỹ thuật thích hợp của các tiếp cận khác như phân tâm và nhân văn. Sau quá trình can thiệp, vấn đề rối loạn lo âu lan tỏa của thân chủ đã được giải quyết tốt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến rối loạn lo âu lan tỏa và quá trình can thiệp tâm lý cho thân chủ có rối loạn lo âu lan tỏa.
Quá trình đánh giá tâm lý kỹ lưỡng đã phác họa nên bức tranh sinh động về vấn đề của thân chủ. Việc tiến hành can thiệp tâm lý trọng tâm bởi các kĩ thuật trị liệu nhận thức – hành vi, kết hợp một số kỹ thuật của phân tâm học và nhân văn đã giúp giải quyết toàn diện các vấn đề của thân chủ.
Đây là một nghiên cứu trường hợp cô đọng, minh họa được nhiều điều từ các tiếp cận trị liệu tâm lý, đồng thời phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe của giới trẻ hiện nay.
Cuối cùng, quá trình can thiệp và kết quả của luận văn góp phần khẳng định tính phù hợp, khả dụng của việc can thiệp tâm lý đối với các rối loạn tâm căn nói chung và rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. Trần Văn Minh, Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thu Hương (2020). Đánh giá tâm lý cho một trường hợp thanh niên có rối loạn lo âu lan tỏa, Sức khỏe tâm lý trong xã hội hiện đại, Hà Nội: NXB ĐHQG (tiếng Anh: Psychological assessment for a young adult with GAD, in press).
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Van Minh 2. Sex: Male
3. Date of birth: 19 th February 1990
4. Place of birth: Quang Tho – Vu Quang – Ha Tinh
5. Decision of student recognition No: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: None
7. Official thesis title: Psychological intervention for generalized anxiety disorder
8. Major: Clinical psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thu Huong
10. Summary of the theses results:
Generalized anxiety disorder is a common form of anxiety disorder, characterized by persistent, diffuse, scattered, or unreserved anxiety in a particular surrounding or related event. Relevant to past events is no longer current, progress to change but tends to be chronic. Symptoms of excessive anxiety are always associated with physical symptoms such as muscle tension, irritability, difficulty falling asleep, and restlessness. These concerns cannot be controlled by the patient, reducing working capacity, living, and other functions.
Generalized anxiety disorder is a common mental disorder. A study in Vietnam shows that the rate of people infected in 1 year from 3% to 8%, lifetime rate from 5% to 8% in the population and widespread anxiety accounts for 25% of the population. have to seek medical attention due to anxiety disorders (Bui Quang Huy, 2017).
Disseminated anxiety disorder is also accompanied by many other mental disorders such as depression, bipolar emotional disorder, social phobia, specific phobia, panic disorder, and substance addiction disorder... The high incidence, plus the breakdowns caused by anxiety disorders in general and generalized anxiety disorder in particular in life, makes it a burden for the patient, family and society as a whole.
Psychotherapy for generalized anxiety disorder is based on understanding the developmental processes, mechanisms of development, and the factors that sustain diffuse anxiety disorder; from there, solving the root problems of avoidance behavior, misperceptions, feelings of anxiety.
In this thesis, through psychological assessment, participants found that the client's disturbed manifestations were typical and distinguished by ICD-10's criteria for general anxiety disorder. In addition, the results of the EPI, DASS, and PSQI tests contribute to the investigation and identification of prominent disorders and associated problems of anxiety disorders: common symptoms/symptoms of depression, accompanying stress, however, is still based on predominant anxiety; unstable introverted nerve phenotype; insomnia early sleep. Through clinical questioning, participants also grasp notable issues about genetic factors of anxiety personality, psychological trauma, as well as the impact of the environment on the formation and initiation and maintaining symptoms of anxiety in the client.
The thesis has applied the cognitive-behavioral therapy approach with focus on relaxation practice, changing false beliefs, activating opposite behavior and overcoming anxiety, along with flexible application of appropriate specs of other approaches like distraction and humanity. After the intervention, the client's diffuse anxiety disorder was well resolved.
11. Practical applicability:
With the results obtained from the process of theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of one case related to general anxiety disorder and psychological intervention for client has diffuse anxiety disorder.
A careful psychological assessment has drawn a vivid picture of the client's problem. The implementation of psychological intervention centered by cognitive-behavioral therapies, combining a number of psychoanalysis and humanistic techniques has helped to comprehensively solve client problems.
This is a condensed case study that illustrates many things from psychotherapy approaches and reflects many of today's young people's health problems.
Finally, the intervention process and the results of the thesis contribute to affirm the suitability and usability of psychological intervention for the mental disorders in general and generalized anxiety disorder in particular.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications:
1. Tran Van Minh, Nguyen Thi Minh Hang, Tran Thu Huong (2020). Psychological assessment for a young adult with GAD, Psychological health in modern society, Hanoi: Hanoi National University Publishing House (in press).
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn