TTLV: Hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non thành phố Hà Nội

Chủ nhật - 25/10/2020 21:47

1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Hồng                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/11/1996

4. Nơi sinh: Phương Sơn – Lục Nam – Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non thành phố Hà Nội

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                  Mã số: 8310401.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Minh Loan

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Về mặt lý luận:

Hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên là những hành vi tự nguyện hỗ trợ tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ giáo viên khác, trẻ và tự phát triển bản thân nhằm mang lại lợi ích cho trường học.

Các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần khác nhau của hành vi công dân trong tổ chức, trong nghiên cứu này sử dụng mô hình 6 thành phần để đo lường hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non dựa trên sự kết hợp hai mô hình của Organ, 1988 và Podsakoff, 2000. Các thành phần đó là hành vi: lương tâm, lịch thiệp, phẩm hạnh, cao thượng, tận tình, và phát triển bản thân.

            Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi công dân trong tổ chức, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra một số yếu tố đó là: sự hài lòng trong công việc, gắn kết nghề nghiệp, sự đồng nhất với tổ chức, nhận thức về sự công bằng trong tổ chức, tương tác lãnh đạo – nhân viên và sự hỗ trợ của tổ chức. Đây cũng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu này thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non thành phố Hà Nội.

Về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên mầm non thành phố Hà Nội thực hiện hành vi công dân trong tổ chức ở mức độ thường xuyên. Cụ thể, thực trạng mức độ thực hiện qua sáu hành vi: lương tâm, lịch thiệp, phẩm hạnh, cao thượng, tận tình, và phát triển bản thân.

            Bên cạnh đó, nghiên cứu làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non thành phố Hà Nội. Kết quả thu được cho thấy các yếu tố có sự tương quan thuận với hành vi công dân trong tổ chức.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã tổng quan được thực trạng mức độ thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên mầm non.

Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị với nhà trường, giáo viên giúp tăng cường việc thực hiện hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - chăm sóc trẻ, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với nghề giáo viên mầm non.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Thi Hong                          2. Sex: Female

3. Date of birth: November 4, 1996

4. Place of birth: Phuong Son, Luc Nam, Bac Giang

5. Decision of student recognition No: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, dated October 24, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training course: No                                                             

7. Official thesis title: Organizational Citizenshif Behavior of kindergarten teachers in Ha Noi city

8. Major:  Psychology                                Code: 8310401.01

9. Supervisors: Prof. Dr. Le Thi Minh Loan

10. Summary of the the findings of the thesis:

Theoretically:

Citizen behaviors in a teacher's organization are acts of voluntarily supporting the organization, willing to help other teachers, children and self-development in order to benefit the school.

Studies have shown different components of civic behavior in the organization, in this study using a 6-component model to measure civic behavior in a preschool teachers' organization based on engagement incorporates two models of Organ, 1988 and Podsakoff, 2000. The components are behavior: conscience, politeness, dignity, nobility, conscientiousness, and self-development.

There are many factors that affect the implementation of civic behavior in the organization, previous studies have pointed out a number of factors: job satisfaction, professional association, identity with the team. organization, awareness of fairness in the organization, leadership-employee interaction, and organizational support. This is also an important basis for this study to evaluate the impact of factors on civic behavior in the organization of preschool teachers in Hanoi city.

In practical terms:

Research results show that Hanoi preschool teachers perform civic behaviors in their organizations at a regular rate. Specifically, the status of the performance level through six acts: conscience, politeness, virtue, nobility, conscientiousness, and personal development.

In addition, the study clarifies the factors affecting civic behavior in the organization of preschool teachers in Hanoi city. The obtained results show that the factors are positively correlated with civic behavior in the organization.

11. Practical applicability in practice:

With the results obtained from the theoretical and practical research process, the thesis has an overview of the performance level and factors affecting civic behavior in the organization of preschool teachers.

The thesis has given some of recommendations to schools, teachers to help strengthen the implementation of civic behavior in teachers' organizations, in order to improve the quality of education - child care, and develop the contingent of teachers have professional qualifications and experience, and have a long-term attachment to the preschool teacher profession.

12. Further research directions:  No

13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây