Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trần Văn Hưởng 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 23/06/1991
4. Nơi sinh: Hải Đường – Hải Hậu – Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 7 tháng 1 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp lâm lý cho một trường hợp đồng tính nam có sử dụng chất dạng Amphetamine
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Can thiệp tâm lý cho một trường hợp đồng tính nam có sử dụng chất dạng Amphetamine đã mang lại những hiệu quả nhất định. Với việc vận dụng kết hợp thành công các liệu pháp tâm lý như quản lý hành vi tích cực, phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhân thức hành vi và mô hình matrix, thân chủ đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Về nhận thức, thân chủ đã ý thức được việc lạm dụng chất là một vấn đề ưu tiên cần phải thay đổi. Thân học được các kiến thức và kỹ năng trong việc giảm sử dụng chất và tiến tới dừng sử dụng chất dạng amphetamine.
Về cảm xúc, thân chủ đã giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress và bắt đầu kiểm soát được các cơn thèm nhớ. Tần suất các cơn thèm nhớ đã giảm từ trước đây là 10 thì giờ còn 1 trong thang điểm 10. Khả năng kiểm soát cơn thèm nhớ cũng tốt hơn, trước đây là 0 điểm giờ có thể kiểm soát được 6 điểm trong thang điểm 10.
Về hành vi, thân chủ đã tích cực xây dựng và thực hiện theo lịch trình làm việc trong ngày trong tuần, tham gia các hoạt động yêu thích, giảm và dừng các hoạt động ảnh hưởng tới cơn thèm nhớ và hành vi sử dụng chất. Khoảng cách giữa các lần sử dụng của thân chủ đã dài hơn, trước đây là một tháng dùng một lần, giờ đây là 2 tháng dùng 1 lần, 3 tháng dùng 1 lần và hiện tại đang là từ 3 đến 6 tháng dùng một lần.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến việc vận dụng kết hợp các liệu pháp tâm lý để can thiệp cho một trường hợp đồng tính nam có sử dụng chất dạng amphetamine. Các kết quả nghiên cứu trường hợp lâm sàng cho thấy hiệu quả của việc vận dụng, kết hợp liệu pháp tâm lý trong việc can thiệp cho người sử dụng ma túy. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, vận dụng, và kết hợp các liệu pháp tâm lý trong thực hành can thiệp tâm lý cho người sử dụng ma túy.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
1. Full name: Trần Văn Hưởng 2. Sex: Male
3. Date of birth: 23th June 1991
4. Place of birth: Hai Dương – Hai Hau – Nam Dinh
5. Decision of student recognition No: 3617/2018/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in training course: None
7. Official thesis title: Psychological intervention for a case of gay male using amphetamine-type stimulants
8. Major: Clinical Psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Tran Thu Huong
10. Summary of the theses results:
Psychological intervention for a case of gay male using amphetamine-type stimulants has brought about certain effects. With the successful combination of psychological therapies such as active behavior management, motivational interviews, cognitive-behavioral therapy and matrix model, the client had made positive changes in perception, emotions and behavior.
In terms of conciousness, the client had realized substance abuse was a priority issue that needed to be changed. He learned the knowledge and skills to reduce substance use and eventually stopped using amphetamine-type substances.
In terms of emotions, the client had reduced symptoms of depression, anxiety, and stress and had begun to control cravings. The frequency of cravings had decreased from 10 to 1 in 10 point scale.
In terms of behaviors, clients had actively developed and followed a weekday work schedule, participating in favorite activities, reducing and stopping activities that affect cravings and substance use. The client's use interval had been longer, from once a month, then it became once every 2 months, every 3 months and at the present, from 3 to 6 months of use.
11. Practical applicability:
With the results obtained from the process of theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of a clinical case involving the use of a combination of psychological therapies to intervene for a male homosexual case using amphetamine-type substances. The results of clinical case studies show the effectiveness of applying and combining psychotherapy in interventions for drug users. On that basis, learn from experience, apply, and combine psychotherapy in psychological intervention practice for drug users.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn