TTLV: Áp dụng trị liệu hệ thống và cấu trúc gia đình cho một trẻ có khó khăn tâm lý

Thứ năm - 22/10/2020 03:28

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Anh Đào              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/01/1991

4. Nơi sinh: Hải Minh, Hải Hậu Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/QĐ-XHNV, ngày 28 tháng 06 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Áp dụng trị liệu hệ thống và cấu trúc gia đình cho một trẻ có khó khăn tâm lý.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                Mã số: 8310401.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

          Sau quá trình nghiên cứu về Rối loạn sự thích ứng (AD), chúng tôi xây dựng được khái niệm AD là một rối loạn tâm lý  mà cá nhân mắc phải sau khi trải qua một số yếu tố gây căng thẳng xã hội. Sự rối loạn này có thể biểu hiện trong các triệu chứng nhận thức, như lo lắng quá mức về hậu quả của tác nhân gây căng thẳng, trong các triệu chứng cảm xúc, chẳng hạn như tâm trạng xuống thấp, hoặc trong các triệu chứng hành vi, chẳng hạn như rút khỏi các tương tác xã hội. Những các triệu chứng gây ra đau khổ đáng kể và can thiệp vào chức năng tâm lý xã hội của cá nhân bị ảnh hưởng.

       Trị liệu đã đem lại nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ trẻ kiểm soát các căng thẳng, giúp giảm hành vi né tránh, và lo lắng quá mức. Bên cạnh đó trị liệu cũng điều chỉnh lại những nhận thức sai lệch về bản thân và dần trải nghiệm lại các cảm xúc tích cực. Quá trình trị liệu cũng áp dụng trị liệu hệ thống và cấu trúc gia đình để đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Đặc biệu nhà trị liệu cũng nỗ lực trong việc tìm kiếm thêm các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình để trẻ có thể phục hồi nhanh hơn và phòng ngừa trong tương lai.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

       Thực tế cho thấy, ngày càng phát hiện ra nhiều trường hợp trẻ có khó khăn tâm lý, các em gặp phải rất nhiều các rối loạn tâm lý, nhưng chỉ một số ít được hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp, chính điều này khiến cho việc phục hồi của các em lâu hơn, và hình thành những niềm tin sai lệch bản thân, người khác và xã hội. Rối loạn sự thích ứng là một rối loạn dễ bị bỏ qua bởi những đặc điểm dễ lẫn với những rối loạn khác. Với việc nghiên cứu về một ca lâm sàng hi vọng đóng góp một minh họa nhỏ cho tiếp cận lâm sàng với vấn đề của trẻ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

   INFORMATION ABOUT THE DOCTOR'S THESIS

1. Full name of trainee: Pham Thi Anh Dao                                    2. Gender: Female

3. Date of birth: January 7, 1991

4. Place of birth: Hai Minh, Hai Hau Nam Dinh

5. Admission decision number: 1765/2018 / QD-XHNV, June 28, 2018 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in the training process: No.

7. Thesis title: Applying family structure and system therapy to a child with psychological difficulties.

8. Major: Clinical psychology              Code: 8310401.02

9.  Supervisors: Prof.Dr. Tran Thi Minh Duc

10. Summary of the results of the thesis:

         After studying Adaptive Disorder (AD), we built the concept of AD as a psychological disorder that an individual has after experiencing some social stressors. The disorder can manifest in cognitive symptoms, such as excessive anxiety about the stressors' consequences, in emotional symptoms, such as low mood, or in symptoms behavior, such as withdrawing from social interactions. These symptoms cause considerable distress and interfere with the psychosocial function of the affected individual.

        Therapy has been shown to be very effective in assisting children in managing stress, helping to reduce avoidance behaviors, and to worry excessively. In addition, the therapy also corrects misperceptions about yourself and gradually re-experiences positive emotions. The therapeutic process also applies systemic and family structured therapy for the best results for the child.

 Special therapists also make efforts in finding more supportive resources from the family so that the child can recover faster and prevent it in the future.

11. Practical applicability in practice:

            In fact, more and more children are discovering more and more cases of children with psychological difficulties, they encounter many psychological disorders, but only a few receive professional psychological support, which makes their recovery takes longer, and creates false beliefs about themselves, others, and society. Adaptive disorder is a disorder that is easily overlooked by traits that are easily confused with other disorders. With the study of a clinical case it is hoped to contribute a small illustration of the clinical approach to the problem of the child.

12. The next research directions: No.

13. Published works related to the thesis: No.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây