TTLV: Can thiệp tâm lý cho một trẻ có rối loạn chức năng gia đình

Chủ nhật - 25/10/2020 21:35

1. Họ và tên học viên: Lê Thế Hanh                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/01/1995

4. Nơi sinh: Phủ Lý – Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trẻ có rối loạn chức năng gia đình.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng              Mã số: 8310401.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Rối loạn chức năng gia đình là một chủ đề mới được nghiên cứu và tìm hiểu ở Việt Nam. Hiện tại, đang có khá ít những công trình nghiên cứu hay bài luận về chủ đề này. Rối loạn chức năng gia đình được biểu hiện thành triệu chứng của sự bất ổn trong gia đình cho thấy vấn đề xảy ra là trách nhiệm của toàn bộ các thành viên và không được giải quyết thỏa đáng đặc biệt là vai trò của người mẹ. Nền tảng của phương pháp này là một hệ thống các chuẩn mực gia đình được sử dụng như một thước đo để đo lường các mức độ khác nhau của bệnh lý gia đình.

Trên thế giới có nhiều trường phái tâm lý đã đề cập đến chủ đề này, tiên phong đầu tiên là trường phái Phân tâm học với hiện tượng đầu tiên của rối loạn chức năng gia đình đầu tiên là “sự loạn luân”, sau đó các nhà tâm lý học sau đấy đã phát triển chủ đề này với nhiều biểu hiện như mất đi sự cân bằng trong tam giác gia đình mối quan hệ bố mẹ và con dẫn đến các vấn đề rối nhiễu tâm trí.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá và phân tích các vấn đề tâm lý của một thân chủ được sinh ra và lớn lên trong môi trường có rối loạn chức năng gia đình. Thân chủ xuất hiện các biểu hiện về rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng đến các hoạt động sống khác như ăn ngủ nghỉ đặc biệt là kết quả học tập sa sút, mất đi động cơ học tập và động cơ sống, đồng thời thiếu đi kỹ năng tương tác thiết lập và duy trì các mối quan hệ,…

Các kỹ thuật trị liệu được sử dụng thuộc liệu pháp CBT, tác giả mong muốn hỗ trợ thân chủ có được các kỹ năng làm chủ cảm xúc, làm chủ suy nghĩ và làm chủ hành vi đồng thời xây dựng được nền tâm lý ổn định để đương đầu với những sự kiện trong cuộc sống.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn là một tiến trình thực hiện hoàn chỉnh một ca lâm sang, từ lúc bắt đầu đến khi thực hiện được một mục tiêu đầu ra ưu tiên. Kế hoạch trị liệu được xây dừng nhằm hướng tới giúp cho thân chủ có một nền tâm lý bền vững, xây dựng được một số kỹ năng dự phòng trong từng tình huống khó khăn.

Lý luận của luận văn hướng tới chủ đề rối loạn chức năng gia đình và rối loạn lo âu lan tỏa, kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề phát triển cho việc nghiên cứu rối loạn chức năng gia đình trong tương lai ở Việt Nam

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Le The Hanh                           2. Sex: Male

3. Date of birth: January 1st 1995                                    

4. Place of birth: Phu Ly – Ha Nam

5. Decision of student recognition No: 3617/2018/QĐ-XHNV-ĐT, December 4th, 2017of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training course: No                                                             

7. Official thesis title: Psychological intervention for a child with a family dysfunction

8. Major:  Clinical psychology                             Code: 8310401.02

9. Supervisors: Prof. Dr. Tran Thi Minh Duc

10. Summary of the the findings ò the thesis:

Family dysfunction is a new topic that has been researched and explored in Vietnam. Currently, there are very few research projects or essays on this topic. Family dysfunction is manifested as a symptom of family instability, suggesting that the problem is the responsibility of all members and not adequately addressed, especially the role of the mother. The cornerstone of this approach is a system of family norms used as a measure of different levels of family pathology.

In the world, there are many schools of psychology that have mentioned this topic, the first pioneering is the School of Psychoanalysis with the first phenomenon of family dysfunction first "incest", then Psychologists then developed this topic with many manifestations such as loss of balance in the family triangle parent-child relationship leading to mind-disturbing problems.

In this study, the author focuses on assessing and analyzing the psychological problems of a client who was born and raised in the environment with family dysfunction. The client develops manifestations of generalized anxiety disorder affecting other living activities such as eating and sleeping, especially poor learning results, loss of motivation to study and motivation, and lack of go interactive skills to establish and maintain relationships, ...

The therapeutic techniques used in CBT therapy, the author wishes to support the client to acquire the skills of controlling emotions, controlling thoughts and behaviors while building a stable psychological background. to cope with life events

11. Practical applicability

Thesis is a complete process of implementing a clinical case, from start to realization of a priority output goal. A treatment plan is designed to help clients have sustainable psychological background, building some backup skills in each difficult situation.

The thesis's theory focuses on the topic of family dysfunction and generalized anxiety disorder, the research results will be the development premise for the future research of family dysfunction in Vietnam.

12. Further research directions:  No

13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây