Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Diệu Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/10/1987
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ/XHNV-KH&SĐH, ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: Hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 61.31.30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đạt, Trường Đại học Công đoàn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Theo kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn như sau:
Về thực trạng tiêu dùng thực phẩm, hiện nay người dân chủ yếu duy trì việc mua sắm tại các chợ (chợ có ban quản lý, chợ tự phát) bởi sự đa dạng về hàng hóa ở đây. Phần lớn người dân đang có xu hướng lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, trong thời hạn sử dụng tốt nhất và quan tâm đến thành phần dinh dưỡng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của họ đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của gia đình, đến sức khỏe của bản thân. Trong sự phát triển của một nền kinh tế có sự giao thương diễn ra thuận tiện, loại thực phẩm thường xuyên sử dụng của mỗi gia đình vẫn là rau xanh, trái cây và thực phẩm tươi sống.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân đô thị nhưng những yếu tố về đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp… lại không phải yếu tố quyết định bởi tiêu dùng thực phẩm là vấn đề gần gũi với mọi người. Nghiên cứu chỉ ra nhận thức của đa số là lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn, tuy nhiên khi mua hàng, những yếu tố như sự thuận tiện, giá cả, sở thích cá nhân… vẫn chi phối hành động của họ. Bên cạnh đó, truyền thông về thực phẩm sạch cũng chưa phát huy được vai trò định hướng tiêu dùng, chưa giúp họ phân biệt được các loại thực phẩm khiến họ thiếu tự tin và thiếu kiến thức trong lĩnh vực này. Trong thời gian tới, cần phát huy vai trò của truyền thông đại chúng cũng như các phương pháp chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp để mang lại hiệu quả cao trong việc phổ biến những kiến thức cơ bản này đến với người dân, giúp bữa cơm của mỗi gia đình trở nên an toàn và chất lượng hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Ngoc Dieu Linh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/10/1987 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1883/QĐ/XHNV-KH&SĐH, Dated: 21/10/2010, of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Behavior of Hanoi people using clean and safe food (Case study in Thanh Xuan and Ha Dong district)
8. Major: Sociology Code: 61.31.30
9. Supervisors: Phd. Vu Dat, Vietnam Trade Union University
10. Summary of the findings of the thesis:
According to the annual report of the World Health Organization (WHO), there are about 40 million cases of poisoning in the world each year, of which the Asia-Pacific region accounts for 50%. More dangerously, up to 50% of deaths by poisoning are linked to issues of food safety. In developing countries, an estimated one third of the population is affected by diseases caused by unsafe food each year. Diarrhea caused by food and water pollution is reason for approximately 2.2 million deaths a year, most of them are children. Food is a source of essential nutrients for the body, but if food is not safe, it can become a source of disease. At present, unsafe food is a serious social problem, affecting the quality of nutrition and public health.
Based on the results of the study, some conclusions about safe food consumption are as follows:
Regarding the current situation of food consumption, Hanoi people mainly buy foods at the markets (managed or spontaneous markets) because of the flexibility and variety of foods. Most people are more likely to choose the best source of foods, expiry date and the nutritional value. This demonstrates their interest in the quality of family meals and their health. In the development of a commercially-viable economy, the most frequently consumed foods of every family are green vegetables, fruits and fresh foods.
There are many factors affecting the consumption behavior of urban people, but the factors of individual characteristics such as educational level, age, and occupation are not determinants because consumption of food is related to each person's preferences. Research’s result shows that most people are aware of the origin and safety of food choices, but when shopping, factors such as convenience, price, personal taste, etc. still dominate their decision-making. In addition, the media on clean foods has not promoted the role of consumption orientation yet to help them distinguish the foods, therefore they lack knowledge of clean food and lack confidence in this field. In the coming time, the role of mass communication and media, as well as direct experience sharing methods, should be promoted to bring high effectiveness in disseminating this basic knowledge to people, making each family meal becomes more secure and quality.
11. Practical applicability, if any:
12. Further research directions, if any:
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn