TTLV: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ (2009 – 2015)

Thứ hai - 05/12/2016 20:51

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Quốc Tuấn                

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/05/1983

4. Nơi sinh: Hoà Tiến - Hưng Hà -  Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ (2009 – 2015)”

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                   Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ -  Viện nghiên cứu Đông Nam Á

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã đề cập đến việc từ năm 2009 đến nay, Mỹ ráo riết triển khai chiến lược “tái cân bằng” đẩy mạnh chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường ảnh hưởng, ngăn chặn các đối thủ tiềm năng để duy trì vai trò lãnh đạo khu vực và thế giới, vốn đang bị thách thức, của họ. Trong  chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ, Đông Nam Á có vai trò rất quan trọng. Đây là khu vực nằm trong vòng cung bao vây Trung Quốc kéo dài từ Nhật bản xuống nam Thái Bình Dương. Hillary Clinton coi ASEAN  là “điểm tựa  cho cấu trúc đang hình thành  trong khu vực”. Do tầm quan trọng đó, khu vực này trở thành trọng điểm trong chính sách “tái cân bằng” của Mỹ từ năm 2009 tới nay. Trong quá trình triển khai chính sách trên, Mỹ đã tìm cách giành lại ảnh hưởng đang bị thu hẹp ở Thái lan, Philippines, những đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực, nhưng lại đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, đồng  thời tăng cường quan hệ với các nước được xem là gần gũi với Trung Quốc như  Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

Quan hệ Mỹ - ASEAN cũng được thúc đẩy mạnh mẽ và đưa lên cấp độ mới với việc chính thức thiết lập tiến trình Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN họp ở Brunei tháng 11/2013.

Việc triển khai chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nám Á đã tác động mạnh tới cục diện chính trị trong khu vực. Các nước lớn khác, đặc biệt là Trung Quốc đã phải điều chỉnh chính sách đối với ASEAN và những nước thành viên chủ chốt của nó ( Indonexia, Malaysia, Thái lan , Việt nam…). Nhật bản, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe cũng tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á.

Những biến đổi đó trong môi trường  chính trị - an ninh ở Đông Nam Á đã và đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực này nói chung, từng quốc gia  Đông Nam Á nói riêng.

Để thích ứng với môi trường  đó,  khai thác những cơ hội phát triển mới và vượt qua các thách thức từ nó, cũng như các nước thành  viên khác của ASEAN, trong những năm qua, Philippines và Myanmar đã có những điều chỉnh chính sách nhằm thích ứng với tình hình đang thay đổi trong khu vực, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Quá trình  điều chỉnh  và triển khai chính sách đối ngoại của hai nước này đã  tác động tới an ninh và phát triển của họ nói riêng, Đông Nam Á nói chung.

Là một quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã và đang xúc tiến những bước đi thích hợp trong chính sách đối ngoại nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội phát triển và hạn chế những tác động tiêu cực từ  việc  thực hiện chính  sách “tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á. Quá trình thực hiện chính sách đó đã đưa lại các kết quả tích cực bước đầu và góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và phát triển của Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu kham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Quoc Tuan                     2. Sex: Male

3. Date of birth: 19/05/1983                        4. Place of  birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH dated 31/12/2014, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi (VNU)

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Adjust the foreign policy of the Philippines and Myanmar before strategic rebalancing US”

8. Major: International relations                    Code: 60.31.02.06

9. Supervisor: Associate Prof, Dr. Nguyen Thu My, Southeast Asian Studies

10. Summary of the findings of the thesis:

This thesis addressed since 2009, the United States has been more active in undertaking the “rebalancing” to Asia policy to increase its influence in the region as well as to “contain” its potential competitors in order to maintain and consolidate its leadership of the region and the world.­­­­­­  The Southeast Asian region is considered as an important factor of the US’s “rebalance” to Asia. This region is in the chain (ranging from Japan to the southern Pacific occean) built by the US to circle China. Hilary Clinton stated that ASEAN was a central point of the emerging structure in the region. Therefore, the ASEAN region has become the focus of the US’s “rebalance” to Asia. Accordingly, the US has been more actively seeking not only to restore its influence over the traditional alies, including Thailand and the Philippines, who are getting closer to China, but also to foster its relations with China’s close friends, including Laos, Cambodia, Myanmar and Viet Nam.

The US’s relationship with ASEAN has also been strengthened and ingraded to the higher level. One significant illustration of the new developments of the US – ASEAN relationship is the birth of the US – ASEAN Summit mechanism during the ASEAN Summit in Brunei in November 2013.

The political picture in the Southeast Asia region has been impacted deeply by the US’s “rebalance” to Asia. One of its implications is that the great powers, notablely China, undertook certain adjustments in their diplomacy approach to ASEAN as well as its members, such as Indonesia, Malaysia, Thailand or Viet Nam. Japan under the leadership of  the Prime Minister Shinzo Abe has been also seking to increase its presence in the region.

Such political and security developments in the Southeast Asian region bring both opportunities and challenges to the whole region and each nation member in term of maintaining and promoting the peace, security and development environment.

Like other ASEAN members, in the recent years, the Philippines and Myanmar have chosen to undertake certain adjustments in their foreign policy in response to the developments in the region. Consequently, these adjustments have impacted on the security and development of the two nations and the whole region.

In this context, Viet Nam has taken some diplomacy responses to maximize the positive effects and minimize the negative ones of the US’s “rebalance” to Asia. As a result, Viet Nam has gained certain achivements in protecting its sovereignty and territorial integrity, and maintaining its security and promoting its development.

11. Practical applicability:

The thesis could be used for reference for research, teaching on international relations.

12. Further research directions

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây