1. Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Anh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/03/1980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/QĐ-XHNV-ĐT Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học số 5158/QĐ – XHNV ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu năng lực sử dụng dịch vụ thư viện số của sinh viên tại Trường Đại học Hà Nội”
8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện; Mã số: 8320201.01 (UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Bùi Thanh Thủy, Khoa Thông tin - Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã xây dựng nền tảng lý thuyết về thư viện số bằng cách tổng quan các khái niệm, thiết lập các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến năng lực sử dụng và thiết lập các tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng dịch vụ thư viện số. Ngoài ra, luận văn cũng giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Hà Nội.
Qua khảo sát, luận văn đã phân tích thực trạng kỹ năng sử dụng thư viện số và kỹ năng tìm kiếm thông tin của sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn và thách thức khi sử dụng các dịch vụ thư viện số. Không có sự khác biệt đáng kể về kỹ năng tìm kiếm thông tin dựa trên giới tính hoặc khóa học. Thời gian sử dụng internet của sinh viên không liên quan đáng kể đến kỹ năng này.
Luận văn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ thư viện số của sinh viên: tăng cường bồi dưỡng và hỗ trợ trực tuyến, tối ưu hóa hệ thống và giao diện thư viện, và phát triển bộ sưu tập tài liệu số.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có khả năng ứng dụng thực tiễn, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện số tại Trường Đại học Hà Nội. Các giải pháp đề xuất, bao gồm đào tạo và phát triển kỹ năng sử dụng thư viện số cho sinh viên, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ và tối ưu hóa giao diện người dùng, có thể được áp dụng để tạo ra một hệ thống thư viện hiện đại và thân thiện. Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến và tư vấn sử dụng dịch vụ thư viện số sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng và sự hài lòng của sinh viên. Phát triển và mở rộng bộ sưu tập tài liệu số sẽ giúp sinh viên tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu đa dạng. Những khuyến nghị này không chỉ thúc đẩy sự đổi mới trong giáo dục mà còn khuyến khích sinh viên sử dụng công nghệ và thư viện số một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn này có thể bao gồm: phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng thư viện số, đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo, so sánh năng lực giữa sinh viên các trường đại học khác nhau, và ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Ngoài ra, nghiên cứu nhu cầu tài liệu số theo chuyên ngành, đánh giá tác động của cải tiến dịch vụ, và khả năng liên kết thư viện số giữa các trường đại học cũng là những hướng nghiên cứu tiềm năng. Những nghiên cứu này sẽ làm sâu sắc thêm hiểu biết về năng lực sử dụng thư viện số và nâng cao chất lượng dịch vụ trong môi trường giáo dục đại học.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Trần Thị Mai Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: March 10th, 1980 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2948/QD-XHNV-DT December 28, 2021 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: Decision on extending the study time of graduate students No. 5158/QD – XHNV dated December 6, 2023 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
7. Official thesis title: “Research on students' ability to use digital library services at Hanoi University”
8. Major: Information Science – Library. Code: 8320201.01 (UD)
9. Supervisors: Dr. Bui Thanh Thuy, Faculty of Information - Library, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has built a theoretical foundation for digital libraries by reviewing concepts, establishing personal factors that affect the ability to use library services, and establishing criteria to evaluate the ability to use digital library services. In addition, the thesis also introduces the Hanoi University Library.
Through the survey, the thesis analyzed the current state of students' digital library usage skills and information search skills. The results show that students encounter many difficulties and challenges when using digital library services. There were no significant differences in information search skills based on gender or course of study. Students' internet usage time was not significantly related to this skill.
The thesis provides recommendations to improve students' ability to use digital library services: enhance online training and support, optimize library systems and interfaces, and develop digital documentary collections.
11. Practical applicability, if any:
The thesis has practical application capabilities, helping to improve and enhance the quality of digital library services at Hanoi University. The proposed solutions, including training and developing digital library skills for students, improving technology infrastructure, and optimizing user interfaces, can be applied to create a modern and friendly library system. Providing online support and consultation on using digital library services will enhance user experience and student satisfaction. Developing and expanding digital document collections will help students access a variety of document sources, meeting diverse learning and research needs. These recommendations not only promote innovation in education but also encourage students to use technology and digital libraries effectively, contributing to improving the quality of education and supporting students during their studies. practice and research.
12. Further research directions, if any:
Future research directions of this thesis may include: deeper analysis of factors affecting the ability to use digital libraries, evaluation of the effectiveness of training programs, and comparison of competencies between students of different countries, different universities, and applying new technology such as artificial intelligence and virtual reality. In addition, researching the need for digital documents by major, assessing the impact of service improvements, and the ability to link digital libraries between universities are also potential research directions. These studies will deepen understanding of digital library capabilities and improve service quality in higher education environments.
13. Thesis-related publications: ...............................................................................................