TTLV: Vấn đề văn hóa dân tộc Việt Nam trên tạp chí Tao Đàn (1939)

Thứ ba - 09/01/2018 21:57

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vi Thị Phương                                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/10/1991

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV ngày 18/8/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Vấn đề văn hóa dân tộc Việt Nam trên tạp chí Tao Đàn (1939)”

8. Chuyên ngành: Báo chí học;                   Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện – Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Khẳng định những đóng góp đặc sắc, có ý nghĩa của Tao Đàn trong việc đăng tải các loại bài viết về văn học, văn nghệ, văn hóa... góp phần đáng kể vào việc xây dựng và phát huy nền văn hóa dân tộc Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ghi nhận hai mô hình tạp chí về văn hóa – văn nghệ mà Tao Đàn thực hiện như một sáng kiến: Tạp chí ra hàng tháng với các chuyên mục ổn định tổng hợp về sáng tác và nghiên cứu, phê bình, dịch thuật và Tạp chí đặc biệt chuyên đề kịp thời cập nhật về một tác giả ngay sau khi tác gia đó vừa qua đời trong năm.

Trong thời gian hoạt động chưa đầy một năm, với 13 số đều kỳ và 2 số đặc biệt. Tao Đàn đã nỗ lực thu hút bài vở theo sự phân bố về phần mục và số trang đã định. Thành công của Tao Đàn có thể nói là do thực hiện sát sao tôn chỉ đặt ra là phấn đấu xây dựng nền văn chương nghệ thuật mang dấu ấn đặc sắc của dân tộc. Tạp chí Tao Đàn không chỉ là nơi gặp gỡ của các trào lưu tư tưởng và các khuynh hướng nghệ thuật mà thật sự trở thành một diễn đàn mở rộng chấp nhận mọi chính kiến có thể khác nhau miễn là có chung lập trường giữ gìn và phát huy giá trị tinh thần nhân văn đặc sắc của dân tộc.

Trong công cuộc bảo vệ và phát huy các giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam, báo chí giữ một vai trò quan trọng. Báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hóa, vừa là một sản phẩm, một thành tố của văn hóa. Báo chí đã tham gia tích cực trong việc lưu giữ, truyền bá và làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Qua hoạt động của mình, Tao Đàn không chỉ góp phần làm sống dậy những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn đồng thời lọc bỏ những yếu tố văn hóa không còn phù hợp. Tao Đàn là một ngả đường quan trọng để tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới. Nền văn hóa dân tộc cần được gây dựng trên cơ sở bảo vệ, gìn giữ những cái đã có tốt đẹp, cái riêng và cần được bảo tồn. Tao Đàn gợi trong tâm trí người đọc không khí học thuật sôi nổi của những năm tháng trước, hội tụ được những cây bút tài năng và tâm huyết.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Trọn bộ tạp chí Tao Đàn 1939 - trọn bộ sưu tập này là trung thực với bản gốc lần đầu hiện diện trên đời sống báo chí đương thời.  Đây là văn bản cho phép sử dụng với độ tin cậy cao nhất. Điều này sẽ làm an lòng những ai muốn nghiên cứu một tạp chí hay một giai đoạn báo chí từ 1930 – 1945.  Nghiên cứu đề tài này một mặt cho phép ta nhận thức lại lịch sử, mặt khác soi chiếu vào hiện tại để thấy được con đường vận động, phát triển của văn hóa và báo chí. Nhận diện lại vai trò của tạp chí Tao Đàn là việc làm hữu ích, cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý báo chí hiểu sâu về vai trò, vị trí, thực trạng hoạt động của loại tạp chí này trong hiện tại. Từ đó có cách lãnh đạo, quản lý phù hợp và hiệu quả hơn. Đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên, sinh viên khi học tập, nghiên cứu và bạn đọc quan tâm tới lịch sử báo chí, văn chương, văn hóa nước ta trước Cách mạng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hiện nay, các báo và tạp chí đã phát huy truyền thống bản sắc đậm đà dân tộc như: Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm; Tạp chí Văn hiến; Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật,….. Từ việc hiểu những đóng góp của Tao Đàn, người đọc sẽ có kiến thức đối sánh việc những tạp chí hiện nay sẽ kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ Tao Đàn ra sao để đưa dân tộc hội nhập vào nhân loại mà vẫn không mất đi bản sắc của mình? Đây sẽ còn là vấn đề mới mẻ và hứa hẹn những kết quả nghiên cứu thú vị, có hàm lượng khoa học chuyên sâu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Vi Thị Phương, Tạp chí về văn hóa, văn học nghệ thuật đầu tiên trong làng báo nước ta trước Cách mạng tháng Tám, Báo Người Hà Nội, Số 38, tháng 9 năm 2017.

TS. Trần Bá Dung - Vi Thị Phương, Báo chí gắn việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Tây Bắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”, tháng 10 năm 2017.

Vi Thị Phương, Sử dụng báo chí vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam, nhìn từ góc độ tạp chí Tao Đàn (1939), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 12/2, tháng 10 năm 2017.

Vi Thị Phương, Vấn đề văn hóa dân tộc Việt Nam trên tạp chí Tao Đàn (1939), Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 274, tháng 11 năm 2017.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vi Thi Phuong                          2. Sex: Female

3. Date of birth: Oct 18th, 1991                    4. Place of  birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV on August 18th, 2016 by the President of the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

6. Changes in academic process: N/A                        

7. Official thesis title: The issue of Vietnamese national culture in Tao Dan (1939)

8. Major: Journalism                                      Code: 60.32.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Ph.D Nguyen Ngoc Thien - Editor-in-Chief of Vietnam Arts and Entertainment Magazine

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis focuses on researching and bringing some basic results as follows:

Confirming Tao Dan's unique and meaningful contributions to the publication of literature, art and culture. contributing significantly to the development and promotion of Vietnamese national culture in the period before the Revolution of August 1945. Recognized two models of the cultural-entertainment magazine that Tao Dan made as an initiative: The magazine publishes articles on monthly basis with articles on composition and research, criticism, translation, and periodical journal updates on an author immediately after the author has just died year.

In operation less than a year, with 13 regular and 2 special numbers. Tao Dan has attempted to attract articles according to the distribution of the section and page number. The success of Tao Dan can be said that due to strict implementation of the guideline is to strive to build the art literature bearing the distinctive mark of the nation. Tao Dan is not only a meeting place for ideas and artistic trends, but also an open forum that accepts all possible different opinions as long as there is a common preservation and Promoting the value of the human spirit of the nation.

In the protection and promotion of values ​​of Vietnamese cultural identity, the press plays an important role. Journalism is both a tool of cultural propaganda and a product, a component of culture. The media has actively participated in the preservation, propagation and enrichment of the cultural treasures of the nation and humanity. Through its activities, Tao Dan not only contributes to revive the cultural values, good cultural traditions of the nation but also at the same time filtering out cultural elements are no longer suitable. Tao Dan is an important way to take in new cultural elements. Ethnic culture should be built on the basis of protection, preservation of what is good, of the individual and should be preserved. Tao Dan has evolved in the minds of the reader the lively academic atmosphere of the previous years, converging talented writers and enthusiasts.

11. Practical applicability, if any:

The entire collection of Tao Dan 1939 - this collection is true to its original presence in the contemporary press. This is the text that allows for the highest reliability. This will relieve those who want to study a magazine or a period of journalism from 1930 to 1945.

Studying the subject, on the one hand, allows us to perceive history, on the other hand to screen the present to see the path of movement and development of culture and the press.  Recreating the role of Tao Dan magazine is a useful work, providing a database for the media management agencies to understand the role, location and status of the magazine. in. From there, leadership and management are more appropriate and effective. The topic will also be a useful reference for lecturers and students studying, researching and reading about our history, literature and culture before the Revolution.

12. Further research directions, if any:

At present, newspapers and magazines have promoted the traditions of national identity such as the Journal of Writers and Works; Literature Review; Vietnam Arts and Letters Magazine, Culture and Arts Magazine,… From the understanding of Tao Dan's contributions, readers will have the knowledge that the current magazines will inherit and promote. What is the national cultural identity from Tao Dan to integrate people into humanity without losing its identity? This will be a new and promising subject of interesting research results, with a deep scientific content.

13. Thesis-related publications:

Vi Thi Phuong, Journal of Culture, Literature and Art first in our newspaper before the August Revolution, Hanoi Newspaper, No. 38, September 2017.

TS. Tran Ba Dung - Vi Thi Phuong, The press attaches to the preservation of national cultural identity with the propaganda and mobilization of ethnic minority people to participate in voluntary social insurance, household health insurance, Proceedings of the scientific workshop "Propaganda and mobilization of Tay Bac ethnic minority people to participate in voluntary social insurance, household health insurance", October 2017.

Vi Thi Phuong, Using the press to build a new culture in Vietnam, viewed from the perspective of Tao Dan magazine (1939), Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, No. 12/2, October  2017.

Vi Thị Phuong, The Vietnamese Cultural Issue in Tao Dan (1939), Journal of Vietnamese Arts and Literature, No. 274, November 2017.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây