Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: BÙI THANH HÀ; 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 9/5/1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 2797/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60310206.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ 3 nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; Thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Khuyến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ bức tranh toàn cảnh của hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng hiện nay tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày nay, việc sử dụng mạng máy tính đang càng ngày càng gia tăng tại Việt Nam và trên thế giới, mà mặt trái của nó là nguy cơ mất an toàn mạng luôn đe dọa đến từng cá nhân và mỗi quốc gia. Do đặc tính kết nối toàn cầu của hệ thống mạng, không cá nhân và quốc gia đơn lẻ nào có thể một mình đối phó được với các tấn công trên hệ thống này. Do vậy, hợp tác quốc tế là yêu cầu tất yếu trong hoạt động bảo đảm an toàn mạng máy tính.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động đảm bảo an toàn mạng dân sự cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Bộ là đơn vị đại diện quốc gia Việt Nam trong các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng dân sự. Từ năm 2009 đến nay Bộ đã thực hiện tốt vai trò của mình trong các hoạt động này và điều đó góp phần không nhỏ vào nâng cao năng lực đảm bảo an toàn mạng quốc gia, thúc đẩy hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phương thức hoạt động đối ngoại. Luận văn đã khuyến nghị các giải pháp để khắc phục các hạn chế đó, đồng thời đề xuất những cách làm mới để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông, vì vậy kết quả của luận văn là những kết quả nghiên cứu hoàn toàn mới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Toàn bộ kết quả nghiên cứu của Luân văn đều có khả năng ứng dụng trong thực tiễn ngay từ thời điểm hiện tại. Kết quả đó giúp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ; đưa ra những đánh giá một cách hệ thống về các hoạt động này; và Bộ có thể áp dụng các giải pháp được khuyến nghị có giá trị ứng dụng thực tiễn cao của Luận văn.Lý do: các kết luận của Luận văn được tổng hợp từ thực tiễn; các giải pháp đưa ra được căn cứ theo thực tế đã được ứng dụng hiệu quả; và tác giả Luận văn có điều kiện để đưa vào áp dụng thực tế trong công tác tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất, đảm bảo an toàn mạng không chỉ là hoạt động của riêng Bộ TTTT, mà là hoạt động của rất nhiều Bộ, ngành khác. Đặc biệt HTQT về an toàn mạng đã, đang và sẽ được các đơn vị khác, như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện. Luận văn chưa có điều kiện đi sâu đánh giá về hiệu quả của các hoạt động này tại các bộ, ngành khác. Thứ hai, nếu xây dựng được “bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động HTQT về an toàn mạng” để áp dụng tại Việt Nam sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc đánh giá này.
Do đó cần có các nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn về các nội dung này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: BUI THANH HA .......................... 2. Sex: Female
3. Date of birth: 9/5/1974.................................... 4. Place of birth: Hanoi, Vietnam.
5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: International cooperation on cyber-security at Ministry of Information and Communications (MIC).
8. Major: International Relations ...................... 9. Code: 60310206 ...............................
10. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Khac Nam. ........................................................................
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................
Thesis researched 3 contents: theoretic and practical basis of the research issue; current status of research issue; recommendations to improve efficiencies of the research issue. All of these clarify the overall of the activities of international cooperation on cyber-security of MIC.
Nowadays, the using of computer network, especially internet, is more and more popular. Besides, the cyber attack threads can happen for all the users and countries. Because of global connection nobody and not any countries can alone protect themselves on the network. So, international cooperation is needed to secure network.
Ministry of Information and Communications is responsible for civil cyber-security management for the whole Vietnam. Therefore MIC is the representative of Vietnam for all international cooperation in this area. Since 2009 MIC plays this role in the related activities effectively. This contributes to raise the capacity of Vietnam on cyber-security, to tie the relationship between Vietnam and foreign countries, to improve Vietnam image in international community.
But there are still some weakness related to legal basis, human resources, technical infrastructure, cooperation methods. Thesis recommends the solutions to resolve this weakness and proposes the new methods to improve the efficiencies of these activities.
This is the first research on this area at MIC, so the results of the thesis are the new ones.
12. Practical applicability, if any:
The research results of thesis have practical applicability right away. These results are able to help MIC to build the database of international cooperation on cyber-security activities, to evaluate throughout all of the MIC activities in this area. And MIC can apply the solutions recommended during their mission completing. Because the conclusions of thesis originate from the reality, the solutions recommended already tested in practical works and the author of thesis is working in this area at MIC.
13. Further research directions, if any:
First, cyber-security is not the job of only MIC. It needs the cooperation of many ministries, such as Ministry of Defend, Ministry of Public Security. Thesis still has not enough conditions to evaluate the activities in all those Ministries. Second, if the benchmark of international cooperation on cyber-security management is built, it will help to evaluate the efficiencies of these activities in Vietnam.
So it is needed to have the further researches on the above two contents.
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn