Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Hạ Thị Kim Cúc 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/06/1987 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/2017/QĐ-XHNV- ĐT, ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Sự lo âu ở phụ nữ sau sinh.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; 9. Mã số: 60310401
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận văn:
Trong vòng 1 năm sau khi sinh, người phụ nữ có nguy cơ có các biểu hiện lo âu thuộc 4 dạng rối loạn lo âu khác nhau: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn stress sau sang chấn. Hơn nữa, người phụ nữ còn có nguy cơ mắc phải lo âu sau sinh mang tính bệnh lý ở các mức độ khác nhau từ nhẹ, vừa cho đến nặng và cần được can thiệp, giúp đỡ bằng chuyên môn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở phụ nữ sau sinh như: áp lực kinh tế, tiền bạc; vợ chồng căng thẳng trong thời gian người phụ nữ mang thai và sinh con; tự đánh giá của người phụ nữ; sự hỗ trợ của người chồng và người thân trong gia đình; nơi ở của sản phụ (thành thị hay nông thôn).
Kết quả của nghiên cứu đã góp phần lý luận về vấn đề lo âu, rối loạn lo âu sau sinh trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay không có nhiều những công trình thuộc lĩnh vực của đề tài; góp phần có cái nhìn đa dạng về tình hình rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ sau sinh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với phụ nữ mang thai và sinh con, những người chăm sóc sản phụ, các nhà nghiên cứu để có biện pháp hỗ trợ người phụ nữ giảm bớt sự lo âu và có một thai kỳ mạnh khỏe, hạnh phúc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ phát triển đề tài ứng dụng liệu pháp tâm lý với phụ nữ có rối loạn lo âu sau sinh.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Trần Thị Minh Đức & Hạ Thị Kim Cúc (2015), “Rối loạn lo âu ở phụ nữ sau khi sinh và yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (1), tr.23-37.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ha Thi Kim Cuc 2. Sex: Female
3. Date of birth: 4th June 1987
4. Place of birth: Thanh Xuan - Soc Son - Ha Noi
5. Decision of student recognition No.: 1698/2017/QD-XHNV-SDH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Anxiety in postpartum women.
8. Major: Psychology 9. Code: 60310401
10. Supervisors: Prof. Dr. Tran Thi Minh Duc
11. Summary of the findings of the thesis:
Within 1 year after birth, a woman is at risk of anxiety symptoms in 4 different types of anxiety disorders, including: panic disorder, generalized anxiety disorder, obsessive-compulsive disorder and post-traumatic stress disorder. Moreover, women are also at risk of mild to severe postpartum anxiety disorder, which requires professional help.
There are many factors that affect anxiety in postpartum women such as: economic pressure; husband and wife stress in pregnancy and postpartum; the level of self-esteem of women; support of husband and family members; residence of pregnant women (urban or rural).
The results of the study have contributed more to the theory of postpartum anxiety, postpartum anxiety disorder when Vietnam currently has not much research on this field. In addition, it contributes to providing a diverse view of psychological disorders in postpartum women.
12. Practical applicability, if any:
The results of the thesis are a useful reference for pregnant and postpartum women, maternity caregivers, researchers to take measures to support women to reduce anxiety after childbirth and have a healthy, happy pregnancy.
13. Further research directions, if any:
If conditions and time are available, we will carry out a research project on the application of psychotherapy for women with postpartum anxiety disorders.
14. Thesis-related publications: Tran Thi Minh Duc & Ha Thi Kim Cuc (2015), “Anxiety disorder in postpartum women and influencing factors”, Vasp Journal of Social Psychology (1), pp.23-37.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn