Thông tin luận văn "Bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong các thông điệp truyền thông tổ chức sự kiện (2012)" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/07/1987
4. Nơi sinh: Quốc Oai – Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát ngôn ngữ thông điệp truyền thông tổ chức sự kiện
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 602201
9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt kết quả của luận văn:
Luận văn Khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ trong 50 thông điệp truyền thông tổ chức sự kiện thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012 tại hai thành phố HCM và Hà Nội. Để phục vụ cho việc khảo sát và nghiên cứu, luận văn đã tổng hợp lại một số lí thuyết về quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện cũng như quan điểm của các tác giả về lí thuyết giao tiếp và hành vi ngôn ngữ. Từ đó, nhận diện và miêu tả các hành động ngôn từ được sử dụng trong các thông điệp truyền thông sự kiện. Kết quả thu được, có 14 hành động ngôn từ đơn lẻ và 8 cặp hành động ngôn từ được người làm PR sử dụng. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu chiến lược giao tiếp được thể hiện như thế nào trong các thông điệp sự kiện bằng việc phân tích các chức năng ngôn ngữ của thông điệp. Theo đó, chức năng thông báo và chức năng tác động là hai chức năng quan trọng nhất được thể hiện trong các thông điệp này. Điều này đã phản ánh rõ nét tính chất đặc thù của ngôn ngữ truyền thông sự kiện là cung cấp thông tin, tác động làm thay đổi nhận thức, tâm lí cũng như hành vi của cộng đồng. Những đặc trưng ngôn ngữ thể hiện không có nhiều đặc biệt, chủ yếu là cách lựa chọn các từ/nhóm từ có tính chất mạnh, khơi gợi được cảm xúc, cách lựa chọn đại từ xưng hô, dạng thức mệnh lệnh, hỏi, khẳng định để phù hợp với nhóm công chúng mục tiêu và chiến lược giao tiếp đã đề ra.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp những người làm PR trong việc vận dụng ngôn ngữ, chuyển tải thông điệp sao cho hiệu quả và phù hợp với công chúng mục tiêu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Từ đề tài này, người nghiên cứu có thể mở rộng và làm rõ thêm về vấn đề phân tích diễn ngôn cũng như lập luận trong các văn bản thông điệp truyền thông sự kiện hoặc các đặc trưng ngôn ngữ của các thông điệp sự kiện hình thức nói.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN THI THANH NGA 2. Sex: Female
3. Date of birth: 21/07/1987 4. Palace of birth: Ha Noi
5.Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 14/10/2009.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Research on linguistic of media messages in events
8. Major: Linguistic Code: 602201
9.Supervisors: Prof. Dr Dinh Van Duc - University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis research linguistics characteristics in 50 communication Event messages from January to May 2012 in HCM City and Hanoi. To survey and research, the thesis has compiled some theories about public relations, organizing events as well as the views of some the author about communication and Speech Acts. From there, identify and describe the speech act used in the communication message events. The result, 14 single speech act and eight pairs of words were used by the PR staff.
In addition, the thesis also learn communication strategy is shown how in the event messages by analyzing the language of the message functions. Accordingly, the notice function and impact function are the two most important functions is shown in the message. This clearly reflects the specific characteristics of the language media event is to provide information, the impact of cognitive changes, psychological as well as the behavior of the community.
The linguistics features shown is not much special, mainly the choice of words / phrases of a strong nature, evoke emotion, choice of vocative pronouns, command formats, asked,confirmed to match the target public and the proposed communication strategy.
11. Practical applicability: Results of the research will help those who do PR in using language, convey the message so effectively and in accordance with the target public.
12. Further research directions: From the subject, the research can expand and clarify about discourse analysis as well as arguments in the text message of communication events or specific language of the event messagesofficial said.