TTLV: Tìm hiểu các nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học trên tạp chí Nam Phong

Thứ năm - 25/12/2014 23:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Vũ Thị Ngọc Mai  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/04/1988

4. Nơi sinh:Giao Tiến – Giao Thủy – Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số:

5. Quyết định công nhận học viên số:1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH Ngày10 tháng 10  năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu các nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học trên tạp chí Nam Phong

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học              Mã số: 60 22 02 40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu  Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong luận văn này chúng tôi đi vào khảo sát, đánh giá những nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học được công bố trên tạp chí Nam Phong. Chúng tôi thực hiện khảo sát vấn đề nêu trên là nhằm góp phần tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một giai đoạn rất quan trọng của quá trình hình thành và phát triển của Việt ngữ học. Những khảo sát trong luận văn này của chúng tôi cho thấy một số điểm có thể coi như nhận xét kết luận như sau:

10.1. Nam Phong là diễn đàn để tranh luận, bày tỏ thái độ về nhiều vấn đề, đặc biệt là những khảo luận, trao đổi về quốc văn, về tiếng địa phương, về việc sử dụng tiếng Việt, về so sánh ngôn ngữ Việt Pháp, về thái độ đối với nền giáo dục Tây học, Nho học.

10.2. Vấn đề quốc văn, quốc ngữ là những nội dung được quan tâm, bàn luận nhiều nhất. Đó là các bài nghiên cứu về tiếng Việt nói chung qua các giai đoạn, các triều đại cụ thể. Bên cạnh nghiên cứu về tiếng Việt, các tác giả cũng đi vào tìm hiểu mối quan hệ tiếng Việt với văn tự, tiếng Việt trong hành chức và tạo lập văn bản.

10.3. Nam Phong là tạp chí đề xuất việc biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt, đi tiên phong trong việc thảo luận về lý luận và phương pháp biên soạn từ điển giải thích. Những ý tưởng có tính định hướng và một số phương pháp, cách thức thực hiện được đề xuất trong bài viết này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

Chúng tôi hy vọng các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp ít nhiều vào quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời kỳ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX,

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Xa hơn nữa, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tiếp tục nghiên cứu so sánh sự hình thành nền quốc văn và quốc ngữ dân tộc ở các nước Đông Á, Đông Nam Á trong thời kỳ cận đại nói chung./.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Vu Thi Ngoc Mai                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/04/1988                         4. Place of  birth: Giao Thuy district, Nam Dinh province

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH Dated 10/10/2011

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Learn the Vietnamese language and Vietnamese linguistics in the journal Nam Phong

8. Major: linguistics                                     9. Code: 60 22 02 40

10. Supervisors: Prof Vu Duc Nghieu

11. Summary of the findings of the thesis:

In this thesis we are going to examine, evaluate studies of Vietnam language and Vietnamese linguistics published in the journal Nam Phong. We conducted surveys above problem is to contribute to understanding the formation and development of Vietnamese linguistics during the late nineteenth century - early twentieth century, a very important phase of the process and development of Vietnamese language linguistics . The survey in this thesis we show that a number of points can be considered as concluding remarks as follows:

11.1. Nam Phong is a forum for debate, expressed on many issues, especially the discussion national language, dialectology, the use of Vietnamese language, Vietnamese language to compare French and attitudes towards Western education and Confucianism.

11.2. The national language as the content is concerned, most discussed. It is the study of Vietnamese in general over the period, the particular dynasty. Besides Vietnamese studies, the authors go on to learn Vietnamese relationship with texts, Vietnamese in ministry and create documents.

11.3. Nam Phong suggested compiling Vietnamese dictionary, a pioneer in the discussion of theory and methods of compiling dictionaries. The idea of orientation, a number of methods and ways to implement proposed in this article so far remains the same

12. Practical applicability, if any:

We hope the findings of the thesis will contribute less to the study of the formation and development of Vietnamese linguistics in the late nineteenth century - beginning of XX century

13. Further research directions, if any:

Furthermore, we hope to be able to continue studies comparing the formation of national language in East Asia, Southeast Asia in modern times generally. /.

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây