TTLV: Mâu thuẫn trong quá trình thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp một làng đồng bằng sông Hồng)

Thứ năm - 19/07/2018 23:44

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Na                                                                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/09/1987

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Mâu thuẫn trong quá trình thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp một làng đồng bằng sông Hồng)

8. Chuyên ngành: Nhân học                      Mã số: 60.31.03.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn là một công trình nghiên cứu nhân học phân tích và lý giải về mâu thuẫn diễn ra trong quá trình thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp tại một làng thuộc đồng bằng sông Hồng. Áp dụng cách tiếp cận các mối quan hệ Nhà nước và xã hội, luận văn xem xét mâu thuẫn trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp như một sự tương tác giữa hai chủ thể là Nhà nước và người nông dân. Trong quá trình đó, Nhà nước muốn thu hồi đất nông nghiệp với mức đề bù mà người nông dân thấy chưa thoả đáng, đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước thu hồi một diện tích lớn và trong thời gian ngắn. Người nông dân muốn Nhà nước tăng giá đền bù, giữ lại một phần đất để canh tác nông nghiệp và kéo dài thời gian thu hồi đất. Để thực hiện chiến lược của mình, người nông dân sử dụng nhiều hình thức phản kháng công khai và thậm chí mang tính bạo động. Các cơ quan Nhà nước phải sử dụng những biện pháp hành chính, kinh tế và an ninh để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, thực tiễn cho thấy Nhà nước đã phải thay đổi các chính sách ban đầu của mình trước phản ứng của người dân. Thông qua việc tìm hiểu quá trình thu hồi đất và mâu thuẫn trong quá trình này, nghiên cứu của tôi cho thấy các chiều cạnh kinh tế, xã hội và chính trị gắn với đất nông nghiệp ở một làng nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi theo hướng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông thôn sang hướng bị ảnh hưởng mạnh hơn bởi tính đô thị ở Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá. Đặc biệt, luận văn cho thấy đất đai vẫn có ý nghĩa và có giá trị hết sức quan trọng đối với người nông dân Việt Nam và rõ rằng Luật đất đai Việt Nam hiện còn có những tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn chỉ ra được góc nhìn của cả hai chủ thể là Nhà nước và người nông dân trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp và giá trị, ý nghĩa của đất nông nghiệp. Những phản ứng của người nông dân là cơ sở để Nhà nước điều chỉnh chính sách thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Báo cáo tựa đề “Mâu thuẫn trong quá trình thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp một làng đồng bằng sông Hồng)” trình bày và được in trong kỷ yếu Hội nghị khoa học Cán bộ trẻ, HVCH và NCS do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2016.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Na                                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 25/09/1987                          4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV, on December 31th, 2015 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi  

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Conflicts in the process of agricultural land use right appropriation (Case study of a village in the Red River Delta)

8. Major: Anthropology                                   Code: 60.31.03.02

9. Supervisors: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Van Suu

10. Summary of the findings of the thesis:

My MA thesis is an anthropological research that describes, and analyses and explains conflicts arising in the process of agricultural land use right appropriation in a village in the Red River delta.  Using the state and society relation approach, the research examines conflicts in the process of agricultural land appropriation to understand the interaction between the two entities that is the State authorities and the farmers. In this process, the State authorities wanted to appropriate agricultural land and compensate the farmers with the amount that do not satisfy them (the farmers), especially in the context in which the State authorities want to appropriate a large area of the farmers’ agricultural land in a short period of time. In contrast, the farmers in this village wanted the State authorities to pay them a higher level of economic compensation, and keep some area of agricultural land for farming, and the appropriation of agricultural land should not be taken so quick. In order to do so, they have used various was of public resistance, including violent acts. The State authorities have then used various administrative, economic and security means to tackle these issues. Finally, the realities as such have affected on the State’s policies, forcing it to change its policies due to resistance from the farmers. Through this case study of agricultural land appropriation and farmers’ resistance, my research has shown that agricultural land has various economic, social and political values and meanings to the farmers in a village in the Red River delta during the transformation from agricultural to a rural society to a more urbanized one. More importantly, my thesis has ensured that the State’s Land law still has various problems to be tackled.

11. Practical applicability, if any:

The thesis highlights perspectives and actions of both the State authorities and the farmers in the process of agricultural land appropriation. The research findings can be the foundation for policy adjustments on agricultural land for industrialization and modernization in Vietnam.

12. Further research directions, if any: Undefined

13. Thesis-related publications:

A research paper entitled “Conflicts in the process of agricultural land appropriation: A case study in the Red River Delta’s village” has been presented at the USSH conference for Young Scientists and published in a conference proceedings in 2016.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây