Ngôn ngữ
3. Ngày sinh: 01/10/1993
4. Nơi sinh: Quỳnh Ngọc - Quỳnh Phụ - Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số:, 2091/2019/QĐ-XHNV- ĐT, Ngày 24 tháng 5 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 19 03 50 86
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hạnh Liên
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Mối quan hệ cha mẹ - con có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ (Bowlby, 1958; Baumirind, 1971; Rutter & Sroufe, 2000). Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, xây dựng tổng quan và cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài (mối quan hệ cha mẹ - con, phát triển ngôn ngữ; trẻ mẫu giáo) thuộc chuyên ngành tâm lý học xã hội, nghiên cứu này đã đi sâu tìm hiểu về tương quan giữa mối quan hệ cha mẹ - con và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Một bảng khảo sát gồm các thang đo về mối quan hệ cha mẹ - con và thang đo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (dựa trên thang Vineland-II, bản thích ứng tại Việt Nam, 2015) cùng với các dữ liệu nhân khẩu học và các đặc điểm mô tả khác đã được thực hiện. Khảo sát thu được 201 phản hồi từ các cha mẹ trẻ mẫu giáo với đầy đủ nội dung. Các kết quả cho thấy thực trạng về mối quan hệ cha mẹ - con cái cũng như đánh giá chủ quan của cha mẹ về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ trong mẫu nghiên cứu. Mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Mối quan hệ này được điều tiết bởi các biến trung gian liên quan đến thời gian cha mẹ dành cho con, tầm quan trọng của thời gian cha mẹ trò chuyện với con và các bữa ăn chung với con hàng ngày,.. Các kết quả này cũng đưa ra những chỉ báo là cơ sở cho những khuyến nghị của nghiên cứu đối với các bậc cha mẹ trong việc dành thời gian và nâng cao chất lượng thời gian có các hoạt động chung với con nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của con, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ mối quan hệ cha mẹ - con và phát triển ngôn ngữ của trẻ đã đưa ra những kết quả thực tiễn. Các kết quả này là cơ sở cho các kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh, giúp họ cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con phù hợp theo hướng tích cực giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ tốt nhất trong điều kiện có thể của mình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kết quả của đề tài đã đặt cơ sở nền tảng cho các hướng nghiên cứu triển vọng như sau : (1) đề tài nghiên cứu theo chiều dọc, xem xét sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng trong mối tương quan với chất lượng của mối quan hệ cha mẹ - con ; (2) đề tài nghiên cứu so sánh tương quan giữa các kết quả trên thực tế về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (đánh giá của chuyên gia) và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (theo đánh giá cảm nhận chủ quan của cha mẹ) ; (3) đề tài nghiên cứu so sánh tương quan mối quan hệ giữa trẻ và cha, mối quan hệ giữa trẻ và mẹ với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
1. Full name: Pham Thi Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: October 1, 1993
4. Place of birth: Quynh Ngoc - Quỳnh Phụ - Thái Bình
5. Decision of student recognition No: 2091/2019/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in training course: None
7. Official thesis title: Parent-child relationship and language development of preschool children
8. Major: Psychology Code: 19 03 50 86
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Hanh Lien
10. Summary of the thesis results:
The parent-child relationship is important to a child's development (Bowlby, 1958; Baumirind, 1971; Rutter & Sroufe, 2000). Based on the synthesis of research documents, building an overview and theoretical basis, clarifying the basic concepts (parent-child relationship, language development; preschool children) in the field of social psychology, this study explores the correlation between parent-child relationship and children's language development. A survey of parent-child relationship scales and children's language development scales (based on the Vineland-II scale, adapted in Vietnam, 2015) with demographic descriptive and other characteristics was carried out. The research obtained 201 responses from parents of preschool children with full content. The results show the reality of the parent-child relationship and the children’s language development in the sample. There is a proportional correlation between the parent-child relationship and the preschool children’s language development. This correlation is moderated by the variables of the time that the parents spend with their children, the importance of parental time to their child and the sharing meals every day. These results provide also indicators for a basis of the recommendations for parents to spend time and improve the quality of time with their children in order to facilitate the child development, especially in the language development.
11. Practical applicability:
This research describe the reality of the parent-child relationship and the child’s language development. The results are the basis to making recommendations to raise awareness of parents, to help them improve the appropriate the parent-child relationship in a direction in which the language of children develop the best.
12. Further research directions:
The results of this study lay the foundation for further research directions: (1) longitudinal research of the child development in general and their language development in particular with the parent-child relationship; (2) research comparative of the child's language development (expert assessment) and the child's language development (according to the perception assessment of the parents); (3) research on the relation of the relationship between the child and the father, between the child and the mother and the child's development, especially their language development.
13. Thesis-related publications: None
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn