Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HUỆ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/08/1984
4. Nơi sinh: Thái Bảo, Gia Bình, Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 3014/2019/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có thay đổi.
7. Tên đề tài luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
8. Chuyên ngành: Quản lý văn hóa; Mã số: 8319042.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Lý. Hiện đang công tác tại Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Gia Bình là một huyện của tỉnh Bắc Ninh. Trên địa bàn huyện có 78 lễ hội truyền thống được tổ chức, trong đó 2 lễ hội cấp huyện (lễ hội Thập Đình, Lễ hội Cao Lỗ Vương) được tổ chức vào các năm chẵn, tròn; 14 lễ hội cấp xã, còn lại là các lễ hội cấp thôn làng đều mang tính sự lệ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội, song chưa có một công trình nào nghiên cứu về lễ hội truyền thống của huyện Gia Bình. Tính đến thời điểm hiện nay, tác giả là người đầu tiên nghiên cứu về đề tài Quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Trong bối cảnh mặt trái của nền kinh tế thị trường có những tác động tới các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và các lễ hội truyền thống nói riêng, lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình cũng phải đối diện với những nguy cơ làm biến đổi kết cấu và biến dạng giá trị. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như hàng năm, UBND huyện đã bám sát sự chỉ đạo của các cấp, ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, từ đó địa bàn cơ sở làm căn cứ để triển khai thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như việc thực thi của hệ thống văn bản xuống cơ sở còn có phần hạn chế. Hoạt động quản lý lễ hội ở cơ sở chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, ban hành văn bản nhưng không có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” còn rất phổ biến. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình là việc làm cấp thiết. Luận văn nhằm góp thêm một tiếng nói trong công tác quản lý lễ hội truyền thống tại địa phương, đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, khoa học trong quản lý đồng thời đáp ứng được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và phân tích thực trạng về công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống tại địa bàn huyện Gia Bình, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý lễ hội truyền thống tại địa phương trong thời gian tới như: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Quản lý, tổ chức tốt các nội dung hoạt động của lễ hội; Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự, kinh doanh và bảo vệ môi trường; Công tác quản lý tài chính; Đề cao và phát huy vai trò của cộng đồng đối với việc quản lý và tổ chức lễ hội cũng như gắn kết hoạt động du lịch văn hóa với du lịch di sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình. Đồng thời là nguồn tài liệu để các cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn các huyện của tỉnh tham khảo, nghiên cứu, áp dụng vào thực tế công việc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cung cấp cơ sở lý luận, thực hiễn cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Gia Bình và các huyện trong tỉnh Bắc Ninh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
3. Date of birth: August 1st, 1984. 4. Place of birth: Bac Ninh.
5. Admission decision number: 3014/2019/QĐ-XHNV. Dated July: 30th, 2019.
6. Changes in academic process: No change
7. Official thesis title: Traditional festivals management in Gia Binh District, Bac Ninh Province.
8. Major: Cultural Management 9. Code: 8319042.01
10. Supervisors: Le Hong Ly, Professor, Doctor.
11. Summary of the findings of the thesis:
are holding yearly in Gia Binh district. Thap Dinh and Cao Lo Vuong, famous traditional festivals are hold round yearly. There are 14 community traditional festivals and the last are local village festivals.
There have been many traditional festivals studies at different places. The first study about traditional festivals management in Gia Binh District, Bac Ninh Province has been conducted by the author.
On the opposite of development in open market, the negative effects to intangible cultural heritage and traditional festivals, especially ones on the Gia Binh District caused seriously their structure and value. Gia Binh governance administration management has been playing important role to local traditional festivals annually. Gia Binh district committee is implementing traditional festivals under the detail and clear guidelines from different governance departments. However, there have still limit of sprits and actual practices from base area, administration management traditional festivals are not carried out effectively enough to meet new development requirement. Administration management on base area not only is now general and formality, but also is lack of control. Some administration documentations are missing supervision and control how to implement under the basis. The essential of the thesis, traditional festivals management in Gia Binh District, Bac Ninh Province, aims to support local people to manage traditional festivals under regulation, management science and to meet the demand of people spirituality and beliefs.
The study of thesis based on traditional festival management theories and related legal documents. The author analyzed the actual practice on Gia Binh traditional festivals administration management and proposed the solution to improve the quality and efficiency of management works as development legal documentation structure; administration management works; implementation the local traditional festivals; training to local people and governance officers to legal awareness; supervision, assessment and insurance of festivals implementation to connect with trading, environment protection and financial management. The study also appreciated the contribution from local community to management and implementation local festivals. The further of research could go through the direction between traditional festivals and tourism attraction or local economic development relationship with traditional festivals under Gia Binh governance administration management.
12. Practical applicability, if any: The research shall supply basic theories and practices. It proposes application to Gia Binh governance officers in administration management traditional festivals.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn