TTLV: Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em

Thứ năm - 27/05/2021 09:30
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thơm ;              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/01990                         4. Nơi sinh: Gia Vân – Gia Viễn – Ninh Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 3014/2019/QĐ-XHNV Ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em

8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 8310401.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quang Lâm – Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Các kết quả chính của luận văn gồm:

(1). Nghiên cứu được thực hiện trên 210 học sinh THCS trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội và huyện Gia Viễn, Ninh Bình và 420 cha mẹ của các em. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, trong đó sử dụng thang đo Hành vi giáo dục của cha mẹ (APQ) và Thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn (MHC – SF)

(2). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ có hành vi giáo dục cao nhất ở khía cạnh tham gia cùng con trong các hoạt động, quan tâm tích cực đến con, giám sát con. Có sự khác biệt về mặt thống kê đó là: sự tham gia của mẹ trong các hoạt động cùng con cao hơn so với cha; nhóm cha mẹ ở thành thị có hành vi giáo dục cao hơn so với cha mẹ ở nông thôn ở khía cạnh tham gia cùng con, giáo dục con tích cực, kỷ luật con và giám sát con… Những lý giải dưới góc độ văn hóa và tâm lý học đã chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa này.

(3). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đa số học sinh THCS tự đánh giá về cảm nhận hạnh phúc tổng thể ở mức trung bình. Tuy nhiên, xét theo từng khía cạnh, học sinh đánh giá cao nhất là hạnh phúc cảm xúc, thứ hai là hạnh phúc tâm lý, thứ ba là hạnh phúc xã hội. Có sự khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm học sinh đó là: học sinh có học lực giỏi và xuất sắc có cảm nhận hạnh phúc tổng thể và cảm nhận hạnh phúc tâm lý cao hơn học sinh học lực khá; nhóm học sinh lớp 6, lớp 7 có cảm nhận hạnh phúc xã hội cao hơn nhóm học sinh lớp 8 và lớp 9.

(4). Về mối quan hệ giữa hành vi giáo dục của cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ, kết quả cho thấy, có sự tương quan có ý nghĩa ở khía cạnh sự tham gia của cha mẹ và khía cạnh giáo dục con tích cực với cảm nhận hạnh phúc của trẻ. Khía cạnh giáo dục con tiêu cực như cha mẹ sử dụng hình phạt thể chất báo cáo có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc của trẻ. Như vậy, khi cha mẹ có hành vi giáo dục con tích cực thì có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc của trẻ và ngược lại, khi cha mẹ có hành vi giáo dục tiêu cực dễ dẫn đến giảm cảm nhận hạnh phúc.

(5) Từ các kết quả điều tra thực tiễn, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các bậc cha mẹ có hành vi giáo dục con phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, qua đó giúp nâng cao cảm nhận hạnh phúc của trẻ và hình thành nhân cách tốt cho trẻ.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả của luận văn giúp cho các bậc cha mẹ hiểu tâm lý của con lứa tuổi học sinh THCS, trên cơ sở đó có hành giáo dục phù hợp với tâm lý của trẻ. Vì vậy, kết quả luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các bậc cha mẹ và giáo viên trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thom ;                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 26/01990                         4. Place of birth: Gia Van – Gia Vien – Ninh Binh

5. Admission decision number: 3014/2019/QD-XHNV Date July 30, 2019 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in the academic process:

7. Official thesis title: The relationship between parenting behavior and subjective well – being of children.

8. Major: Psychology; Code: 8310401.01

9. Supervisors: Dr. Truong Quang Lam – Faculty of Psychology – University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the finding of the thesis:

 (1). The study was conducted on 210 secondary school students in Dong Da district, Hanoi and Gia Vien district, Ninh Binh and 420 their parents. The research method used is questionnaire and in-depth interview, which uses the Alabama – Parenting - Questionnaire (APQ) and the Mental Health Cotinuum – short form (MHC – SF).

(2). Research results show that parenting behavior is highest in involvement in activities, positive parenting , and supervision their children. There are some statistical differences, such as: the participation of mothers in activities with their children is higher than that of fathers; Parents in urban areas have higher than parents in rural areas in terms of involvement with their children, positive parenting, and supervision children… Explanations from a cultural perspective and psychology have shown these significant differences.

 (3). In addition, the research results also show that the majority of secondary school students self-assess their overall subjective well-being at an average level. However, in each aspect, students have the highest as emotional happiness, second as psychological happiness, third as social happiness. There is a difference in perceived happiness between groups of students: students with good and excellent academic performance have higher overall happiness and psychological well-being than students with good academic performance; The 6th and 7th graders have a higher sense of social happiness than the 8th and 9th graders.

(4). Regarding the relationship between parenting behavior and subjective well – being of children , the results show that there are significant correlations in the aspect of parental involvement and positive aspect of child education with children’s perceived well-being. Negative aspects of child education such as use of physical punishment are reported to be negatively correlated with children's perceived well-being. Thus, when parents have positive parenting behaviors, it can increase subjective well – being of children  and vice versa, when parents have negative parenting behaviors, it can easily lead to decreased subjective well – being.

(5) From the results of the practical investigation, the thesis makes some recommendations to help parents educate their children in accordance with the psychological characteristics of the child's age, thereby helping to improve the subjective well – being of children and to form good character for children.

11. Practical applicability:

The results of the thesis help parents understand the psychology of their children of secondary school age, on that basis, have appropriate parenting behavior with the psychology of children. Therefore, the thesis results are a reference for researchers, parents and teachers in character education for children and adolescents today.

12. Further research directions: (if any)

13. Thesis-related publications: none

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây