Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Vân Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/8/1985
4. Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013-QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
8. Chuyên ngành: Du lịch học Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lưu – Trước đây là Ủy viên Hội đồng Đào tạo khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, hy vọng đã có một số đóng góp cơ bản sau:
- Hệ thống hoá chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan để hình thành được cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo du lịch.
- Trên cơ sở lý luận đã phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng với các số liệu thống kê, các tư liệu liên quan và khảo sát, tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, chỉ ra được điểm mạnh và nguyên nhân, điểm yếu và nguyên nhân của công tác phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng;
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn mới, gồm: 1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; 2) Kiện toàn bộ máy, quy hoạch, tuyển chọn giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; 3) Đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới phương pháp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch; 4) Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học; và 5) Tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, dạy nghề du lịch.
“Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là một đề tài mới, tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập nhiều. Mục đích nhằm góp phần đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch của tỉnh Lâm Đồng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng nói riêng và của ngành Du lịch nói chung trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có khả năng ứng dụng cao trong các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch; là tài liệu tham khảo cho các sở, ban, ngành lien quan đến du lịch của tỉnh Lâm Đồng và những người quan tâm.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thi Van Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/08/1985 4. Place of birth: Ho Chi Minh City
5. Admission decision number: 2998/2013-QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2015 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Human resources development of the tourism education in Lam Dong Province”
8. Major: Tourism 9. Code: Pilot training program
10. Supervisors: Ph.D Nguyen Van Luu, Formerly Training Council of Department of Tourism, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi
11. Summary of the findings of the thesis:
Thesis with topic “Human resources development of the tourism education in Lam Dong Province”, with the hope that it has some basic contributions as follows:
- To systematize and select these related concepts and theoretical issues come into being these theoretical bases for the research of human resources development in tourism education.
- Basing on the theoretical bases were reflected, analyzed and evaluated on the status of lecturers who are taught the tourism major in Lam Dong Province with these statistical data, relevant documents and surveys, consultation from these managers, education and vocational institutes, pointing out these strengths and reasons, weaknesses and reasons of the development mission of training and vocational lecturers of tourism major in Lam Dong Province;
- From a theoretical and practical basis, the thesis proposed some solutions to develop these vocational and training lecturers in tourism of Lam Dong province in the new stage includes: 1) To enhance the awareness for the managers and these vocational and training lecturers in tourism; 2) To strengthen the major , plan , recruit the training and vocational lecturers in tourism; 3) To train, improve, renovate the methods for the training and vocational lecturers in tourism; 4) To manage the teaching activities and science researches; and 5) To motivate the development of the training and vocational lecturers in tourism;
“Human resources development of the tourism education in Lam Dong Province” is the new topic approaching to a field which it does not have many updates.
With the purposes to promote the assignment of human resources development of tourism training in Lam Dong province in order to improve the quality of human resouces in toursim at Lam Dong in particular and the tourism in general in the future.
12. Practical applicability:
This thesis has high practical applicability in these education institutes of teaching tourism; which is the reference for these departments, agencies relating to tourism of Lam Dong province and those who are interested.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn