Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lý Doanh (LI YING)
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/04/1991
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số: 2601/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Khào sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt (Trên cơ sở tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Hồng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ không biến hình, động từ không biến đổi hình thái do đó không có chức năng thông báo về thời gian trong ngôn ngữ. Vì vậy, luận văn tiến hành khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt dựa trên tác phầm “Hồng lâu mộng” và trên cơ sở bản dịch, mang đến một cách nhìn toàn diện về đặc điểm của các biểu thức thời gian, đặc biệt là các biểu thức thời gian có ý nghĩa thời điểm.
Luận văn chọn tiếng Hán, một ngôn ngữ tượng hình, để đối chiếu với tiếng Việt, một ngôn ngữ tượng thanh, bởi thông qua sự khác biệt này việc đối chiếu phương tiện diễn đạt ý nghĩa, nội hàm ngữ nghĩa của các phương tiện này trong tiếng Hán với tiếng Việt để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, tìm hiểu cách biểu đạt tương đương về nghĩa nhằm thấy được sự khác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ. Đi sâu tìm hiểu khảo sát các từ ngữ biểu thức thời gian có ý nghĩa thời điểm, chúng tôi lần lượt xem xét chúng về các mặt: đặc điểm ý nghĩa, chức năng ngữ pháp và hình thức biểu hiện.
Để nhận diện về đặc điểm của các cách biểu thị thời gian nói chung và biểu thị thời điểm của tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng, chúng tôi đưa ra ba tiêu chí cơ bản: tiêu chí về nội dung, tiêu chí về hình thức và tiêu chí về chức năng.
Cách biểu thị thời điểm chính là mốc thời gian xảy ra sự việc được định vị trên trục thời gian trả lời cho câu hỏi “khi nào? bao giờ?” và được biểu hiện bởi các danh từ chỉ thời gian như: ngày, tháng, năm.... Cách biểu thị này biểu đạt ý nghĩa thời gian của sự việc nhưng lại khác nhau về chức năng. Thời điểm chỉ có chức năng thông báo về mốc thời gian của sự việc được định vị.
Luận văn cũng đã đi sâu phân tích mô tả những khảo sát của các cách biểu thị thời điểm về mặt ý nghĩa, hình thức và chức năng. Các cách biểu thị thời điểm được phân biệt theo sự đối lập về thời (quá khứ, hiện tại, tương lai) và xác định, không xác định:
Về hình thức biểu hiện, các cách biểu thị thời điểm có thể là từ, ngữ, liên hợp hoặc mệnh đề.
Về chức năng, các cách biểu thị thời điểm có thể đảm đương các chức năng nghĩa học với tư cách là diễn tố hoặc chu tố, và các chức năng cú pháp như trạng ngữ, bổ ngữ hoặc chủ ngữ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần bổ sung cho lí luận nghiên cứu từ ngữ biểu thị giao lưu văn hoá giữa hai nước.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm rõ thêm kết quả khảo sát các cách biểu thị thời điểm trong tiếng Việt nói riêng. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Nếu có cơ hội được mở rộng và đi sâu hơn nữa, chúng tôi hy vọng sẽ tiến hành khảo sát các từ ngữ chỉ thời đoạn trong tiếng Hán và tiếng Việt.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: LI YING 2. Gender: Female
3. Date of birth: April 25, 1991 4. Place of birth: China
5. Decision recognizing student no. 2601/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 13/11/2013 by rector of VNU – University of Social Science and Humanities.
6. Changes during training: None
7. Name of thesis topic: Study of words denoting time in Chinese and Vietnamese languages (based on the work named Hong Lau Mong and its translation)
8. Major: linguistics 9. Code: 60.22.02.40
10. Supervisor: Prof. Pham Thi Thuy Hong
11. Summary of the findings of the thesis:
Vietnamese and Chinese languages are both non- morph ones, with verbs not changing their form. As a result, they do not have the function of denoting time in language. Consequently, in this thesis, we will study words denoting time in Chinese and Vietnamese languages based on the work entitled “Hong Lau Mong” and its translation, bringing a comprehensive view of characters of time expression, especially those having the meaning of point of time.
The thesis chooses Chinese, a figurative language, to compare with Vietnamese, an onomatopoeia language, because through this difference, the comparison of method of denoting meaning, semantic connotations of these means in Chinese and Vietnamese in order to determine similarities and differences between the two languages, learning about the similar wording in meaning to see the difference in cultural and national thought between the two language. Learning deeply about words expressing time showing the meaning of point of time, we look into them in the following aspects: characteristics of meaning, grammatical function and form of expression.
In order to identify characteristics of method of expression of time in general an expression of point of time in Chinese and Vietnamese languages in particular, we give three basic criteria: content, form and function.
Expression of point of time is the timeline when the incident occurs located in the time axis answering the question: “When?” and expressed by noun denoting time such as day, month, year, etc. These methods of expression show the time meaning of the incident, but they are different in function. The function of point of time is merely to notice the timeline of the incident being located.
The thesis has also deeply analyzed studies of expression methods of point of time regarding meaning, form and function. Different methods of expression of point of time are distinguished by the opposition of tense (past, simple and future) and define or do not define:
Form of expression. The forms of expression of point of time can be words, terms, compound or clause.
Function. The forms of expression of time may undertake semantic functions as diễn tố hoặc chu tố, and syntax functions such as adverb, complement or subject.
12. Applicability to the practice (if any):
Our thesis will contribute to adding to the theory of studying words denoting cultural exchange between both countries.
13. Next research orientations:
Research results of the thesis have helped clarify the study result of method of expression of point of time in Vietnamese in particular. We want to continue to research this issue and gain achievements toward this direction. If we have a chance to expand it and research more deeply, we hope to study words denoting period in Chinese and Vietnamese languages.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn