TTLV: Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động. (Nghiên cứu trường hợp xã Liên Châu-Thanh Oai-Hà Nội)

Thứ năm - 20/10/2016 22:25

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Cúc

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31 tháng 11 năm 1991

4. Nơi sinh: Thị trấn Kim Bài - Huyện Thanh Oai - Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.  Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động. (Nghiên cứu trường hợp xã Liên Châu-Thanh Oai-Hà Nội)

8. Chuyên nghành: Công tác xã hội                      Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hà, hiện công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động triển khai các chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động ở nông thôn bước đầu đã đạt được những kết quả như: người khuyết tật đã được tiếp cận với chính sách dạy nghề, hỗ trợ việc làm tại xã, nhiều NKT vận động đã tìm được việc làm thông qua chính sách của địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của họ có sự chuyển biến tích cực hơn. Những hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm mà chính quyền địa phương đang triển khai như: Tư vấn hướng nghiệp, mở các lớp dạy nghề cho lao động theo chỉ tiêu đăng kí, phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân tại địa phương thu nhận NKT vào vừa học nghề vừa làm việc, hỗ trợ con giống, vật nuôi cho gia đình NKT. Thông qua quan sát, nghiên cứu đánh giá được những hoạt động này tác động rất tích cực đến NKT và gia đình họ. Với những vùng quê nghèo, xa trung tâm thành phố  thì việc người khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho họ là vô cùng khó khăn. NKT nơi đây đa phần sống trong gia đình nghèo, kinh tế ở mức trung bình nên việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ và gia đình họ. Nó như là một nhu cầu thiết yếu của con người, việc làm không chỉ giúp NKT có thể tự lập trong cuộc sống mà nó còn tiếp thêm sức mạnh, nghị lực vươn lên, tự tin hòa nhập cộng đồng. cán bộ xã hội và chính quyền xã Liên Châu đã có những hoạt động thực hiện chính sách khá đúng đắn và thiết thực. Song trong quá trình triển khai vẫn còn vướng mắc một số hạn chế, khó khăn như: Trình độ văn hóa của NKT rất thấp, do điều kiện kinh tế gia đình, mặc cảm bản thân và định kiến xã hội, NKT không được đi học hoặc chỉ học ở cấp học thấp điều này cũng gây khó khăn trong quá trình đào tạo nghề cho NKT, chưa có đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am hiểu về đối tượng NKT để có phương pháp truyền tải cho họ, vì vậy nhiều NKT có tâm lý chán nản, tự ti khi tiếp thu bài giản kém. Các chính sách mới dừng lại ở việc triển khai thực hiện cho đối tượng KT vận động trong tuổi lao động chứ chưa được đồng bộ hóa tới mọi NKT. Vẫn còn một số đối tượng NKT còn rụt rè hay chưa hài lòng với công việc được trợ giúp hiện tại  mình làm. Những khó khăn, hạn chế này cần có sự tham gia của NV CTXH với vai trò giáo dục, biện hộ và tham vấn làm sẽ giúp NKT định hướng được việc học nghề và tìm kiếm của làm cho mình, giúp họ kết nối với các trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất, với chủ doanh nghiệp để họ có cơ hội học tập và làm việc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hoạt động thực hiện những chính sách  hỗ trợ tạo dựng việc làm cho NKT vận động ở nông thôn.

11 .Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Với tư cách là nhân viên Công tác xã hội người nghiên cứu vận dụng những phương pháp   trong  công tác xã hội để đánh giá được những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế còn tồn tại thông qua sự thực hiện của địa phương để từ đó nhận thức được vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực thi các chính sách cho đối tượng, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội.

12.Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật và việc làm.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyễn Thị Cúc                      2. Sex: Female

3. Date of birth:  November 3, 1990               4. Place of birth: Liên Châu - Thanh Oai - Hà Nội

5. Decision of student recognition No: 3215/2014/ QĐ-XHNV-SĐH, Date 31/12/2014 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities- VietNam National University, Hanoi.

6. Changes in training course: No

7. Official thesis title: Operate a policy of creating Jobs for disabled people mobility in  the age of labour in the countryside. ( Reseach in Lien Chau commune - Thanh Oai district - Ha Noi city)

8. Major: Social Work                                  Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Thi Thu Ha, the teacher at the University of Social Sciences and Humannities,VNU

10. Summary of the findings of the thesis:

Research reults shuld that activities deploy policies to creat jobs for disabled people in working age in rural areas have achived initial results shuch as people with disabilities have access to vocationcal training policies social support at work many support local authorities that are deployed as career counseling, open vocational and work support of seed and livestock for families through observation the study accessed the impact of these activities is very positive to disabled people and their family with the poor villages far frim the city centrer the persons disable to fully enjoy the support policies for extremely difficult, disabled people the majority live in poor families the economy meaningful employment is extremely important to them.

It as an essential need of human work not only help people with disabilities can live independently in life, but is also add strength, to overcome self-confidence and rejoin the community. The social worker and the right to social Union, had the activity of policy implemmentotion quite right and pratical. But in the process of implementing are still stuck with some limitations, as difficult as: the cultural level of people with disabilities is very low, due to ecomomic conditions, family, inferionrity itself and social stereotypes, people with disabilities are not going to scholl or just learn at school level low this also causes difficult in the process of vocational training for PWDS, there are no teachers are proresional knowledgeable about subjects people with disabilities to have transmission methods for them, so many people with disabilities are psychologically depressed, self-deprecating as a good simple poor.

11. Bility to practical applications.

As social work staff who apply research methods in social work in order to assess the results achieved, difficulties exist restrictions through the implementation of local thereby aware of  social work role in the implementation of policies for the audience, especially the vulnerable groups in society

12. Further research directions:

Continue research related to disability and employment.

13. Thesis-related publication: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây