TTLV: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Thứ ba - 23/09/2014 15:41

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ LOAN                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:27/02/1977

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

8. Chuyên ngành:Quan hệ quốc tế;                                              Mã số: 60310206

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Văn Mỹ

Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn nghiên cứu làm rõ 3 nội dung: Nhu cầu, thực trạng và chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc; Chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI; Chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong 10 năm tiếp theo, những tác động ảnh hưởng đến khu vực và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ bức tranh toàn cảnh về ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI.

Mặc dù Trung Quốc có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân những năm gần đây, thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc ngày càng cao. Trong khi đó, nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao hiện nay. Ngoài than đá, khí đốt, thì dầu mỏ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Do khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng để phát triển kinh tế, nên nguồn năng lượng ở Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đề ra một chiến lược an ninh năng lượng lấy sản xuất trong nước là chính và đi ra bên ngoài là hỗ trợ. Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn năng lượng trong nước, Trung Quốc đã và đang ráo riết tìm kiếm nguồn năng lượng bên ngoài đảm bảo cho sự “trỗi dậy” của mình bằng chiến lược “ngoại giao năng lượng”. Trung Quốc hướng tới các nước láng giềng như Nga và các nước khu vực Trung Á, Đông Nam Á và xa hơn nữa là các nước khu vực Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh. Ngoại giao năng lượng là một hướng chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc, được khởi xướng từ thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và được tiếp tục bởi thế hệ lãnh đạo thứ 5 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lãnh đạo. Đây là bước chuyển biến lớn về chiến lược của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài, cùng với đó là xác lập và tăng cường vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.  

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Qua chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc, Việt Nam có thể học hỏi trong việc hoạch định các chính sách về an ninh năng lượng

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là một đề tài ít nhiều đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao năng lượng Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : NGUYEN THI LOAN                                                             2. Sex: Female

3. Date of birth: 27/02/1977                                       4. Place of  birth: Thanh Hoa,Vietnam

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: China’s energy diplomacy in the early years of the 21st century.

8. Major: International Relations                                                       9. Code: 60310206

10. Supervisors:  Le Van My, Dr – China Research Institute – Vietnam Social Sciences Institute

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis is divided into three parts: Needs, current situation and the energy security strategy of China; its strategy for energy diplomacy in the first decade of the 21st century; its strategy for energy diplomacy in the next decade and its impacts on the region and Vietnam. This document provided the comprehensive examination of China’s energy diplomacy in the early years of this century.

In spite of the fact that China owns abundant natural resources, owing to its dramatically economic growth in recent years, its energy consumption volume has been increasing. Meanwhile, its domestic supply could not satisfy its highly expending requirement of energy in the present. Besides coal and gas, oil is also very important to China’s development. Due to over-exploitation and over-use of energy for its economic development, the energy supply in China has been being run out of. This led China to establish a new energy security strategy which emphasizes the major role of the domestic supply and the supporting role of the outside sources. China has been determinedly seeking for the outside energy supplies to fuel its “rising” through its energy diplomacy in order to compensate for the shortage of its domestic capacity. China has been looking at its neighbors such as Russia and the Middle Asian nations, the Southeast Asia and the further distant regions like the Middle East, Africa and Latin America. The energy diplomacy is its new diplomatic approach initiated by its 4th generation of leadership under the Ex-President Hu Jintao and being continuously promoted by its 5th generation under the leadership of the President Xi Jinping. This is considered to be a significant strategic transform of China to sustain its external energy supply sources as well as set up and improve its international status.

12. Practical applicability, if any: China’s energy security strategy would be a good reference to Vietnam in making its energy security policy.

13. Further research directions, if any: To a certain extent, China’s energy diplomacy has been mentioned more or less in some researching works in Vietnam, China and around the world. However, up to date, there has not been any full-study of China’s energy diplomacy in the early years of the 21st century. Therefore, it is necessary to further research it.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây