Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lã Thị Thanh Thủy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/05/1981
4. Nơi sinh: Thanh Trì, Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV–KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phật giáo Tây Tạng – Lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay
8. Chuyên ngành: Châu Á học
9. Mã số: 60 31 50
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Giảng viên Khoa Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Phật giáo Tây Tạng – Lịch sử và những vấn đề đặt ra hiện nay” bước đầu làm rõ lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo Tây Tạng; những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa. Ngoài ra, luận văn đã góp phần làm rõ vai trò của Phật giáo Tây Tạng trong đời sống tôn giáo - chính trị - xã hội - văn hoá, không những đối với Tây Tạng mà còn ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đối với nhiều nước trên thế giới kể cả ở Âu Mỹ. Riêng về mặt chính trị, Phật giáo Tây Tạng là vấn đề gai góc với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ xưa đến nay (ít nhất từ năm 1949). Cho đến nay, vấn đề Phật giáo Tây Tạng vẫn đang được coi là “thùng thuốc súng” của Trung Quốc, nghiên cứu trong luận văn đã đưa ra được những kinh nghiệm về đường lối chính sách tôn giáo.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Việc nghiên cứu lịch sử vấn đề này trước hết có ý nghĩa nhận thức xã hội và tôn giáo đối với Việt Nam. Những năm gần đây, trong đời sống Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng (tông phái Mật Tông) đang có nhiều biểu hiện phát triển, do vậy những bài học thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng phần nào giúp Việt Nam có những ứng xử cần thiết. Nghiên cứu trên tổng thể thái độ ứng xử của Trung Quốc đối với vấn đề này để rút ra những bài học thành công và chưa thành công mà chính người Trung Quốc ghi nhận. Từ đó, chúng ta có thể đối chiếu, làm cơ sở tài liệu tham khảo về vấn đề chính sách tôn giáo của Trung Quốc và có những ứng dụng vào Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Những ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng ở Việt Nam, Các chính sách tôn giáo, Vấn đề chính trị hóa tôn giáo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : La Thi Thanh Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/05/1981 4. Place of birth: Thanh Tri, Hanoi
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV–KH&SĐH dated 14th October 2009 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Tibetan Budhism – History and some current issues
8. Major: Asian Studies
9. Code: 60 31 50
10. Supervisors: Prof.Dr. Do Quang Hung, Lecturer of the Faculty of Political Studies, University of Social Sciences and Humanities –Vietnam National University
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis “Tibetan Budhism – History and some current issues” at first has provided with the information about the history and the development of the Tibetan Budhism; the similarities and differences with the Mahayana of the China. Additionally, it also clarifies the role of the Tibetan Budhism in the religous, political and cultural life of the Tibet as well as its increasing importance on many other countries in the world including the ones in Europe and North America. In term of politics, Tibetan Budhism is a thorny issue to the People’s Repulic of China from the past till now (at least from 1949). So far, it is still considered the “barrel of gunpowder” of China, so that the research has brought out the experiences in religous policy.
12. Practical applicability, if any:
The researched topic is firstly significant to the social and religous awareness to Vietnam. In recent years, in the realm of Vietnam’s Budhism, the elements of Tibetan Budhism has been enhanced. Therefore, the practical lessons of the Tibetan Budhism partly helps Vietnam to obtain neccessary behaviors to such the religion. The study about the attitude of China to Tibetan Budhism has provided with the successful as well as unsuccessful lessons drawn by the Chinese themselves. Also, the thesis is the reference on religous policies of China and then the application can be possible to Vietnam.
13. Further research directions, if any: The influences of Tibetan Budhism in Vietnam, Religious policies, The issue of religious politicalization.
14. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn