TTLV: Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị.

Thứ ba - 23/09/2014 08:23


THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đinh Hà Thu                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/3/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị.

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế;                             Mã số: 60310206

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Quế, cán bộ (nghỉ hưu) kiêm nhiệm, hiện công tác tại Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thúc đẩy quyền chính trị cho phụ nữ là lĩnh vực đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu và những giải pháp mang tính đột phá và bền vững. Đã có nhiều tổ chức quốc tế thực hiện các cuộc nghiên cứu và dự án về chủ đề bình đẳng giới trong chính trị. Tuy nhiên, để thay đổi sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động chính trị thì cần phải bắt đầu tại nghị viện - cơ quan lập pháp ở các quốc gia. Thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động chính trị không những sẽ thúc đẩy quyền của phụ nữ mà còn thúc đẩy tiến trình dân chủ tại nhiều quốc gia và Quốc hội Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình này.

Luận văn nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ vai trò của IPU - một tổ chức liên nghị viện lớn nhất trên thế giới trong công cuộc thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ trên phạm vi thế giới thông qua việc đánh giá và phân tích các hoạt động và sức ảnh hưởng của tổ chức trong tiến trình tăng cường sự tham chính của phụ nữ. Từ đó, rút ra nhận xét về tình hình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị và kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả tham gia chính trị của đại biểu nữ Việt Nam và hợp tác trong lĩnh vực bình đẳng giới giữa Việt Nam và IPU.

Luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để đạt được mục đích trên như sau: Nêu lên sự hình thành và phát triển của IPU, đặc điểm mục tiêu hoạt động và các cơ cấu tổ chức bên trong, tập trung giới thiệu về cơ chế dành cho nữ nghị sĩ trong IPU; Phân tích và đánh giá tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của IPU trong công tác thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ theo các trọng tâm chương trình của tổ chức như tăng cường nhận thức về ảnh hưởng của phụ nữ trong chính trị, nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ và thúc đẩy bình đẳng chính trị thông qua các chương trình chống bạo lực đối với phụ nữ; Phân tích và liên hệ sự tham gia của phụ nữ Việt Nam trong chính trị nhìn từ góc độ các hoạt động của IPU trên mảng chính sách và pháp luật. Từ đó đưa ra một số nhận xét và nêu biện pháp kiến nghị nhằm tăng hiệu quả tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

          Nội dung của luận văn là tài liệu bổ sung cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu về bình đẳng giới nói chung và phạm vi tăng cường vai trò của phụ nữ trong chính trị nói riêng. Đánh giá và phân tích trong luận văn có thể được tham khảo và so sánh về vai trò của các tổ chức liên chính phủ quốc tế trong những nghiên cứu khác về bình đẳng giới. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

          Tăng quyền năng cho phụ nữ là một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của toàn thế giới. Đây là chủ đề cần phải được nghiên cứu liên tục để đưa ra nhiều giải pháp giúp nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong các mặt đời sống xã hội và chính trị, đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia - Quốc hội. Vì vậy, cần có nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn về nội dung này.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Từ những năm 1990, IPU đã tổng hợp và nghiên cứu về đề tài phụ nữ và chính trị với nhiều bài phân tích sâu, khảo sát và tổng hợp số liệu về thực trạng phụ nữ tham gia chính trị trên thế giới. Đến nay, có thể nói, IPU là tổ chức đi đầu cập nhật về số liệu nữ nghị sĩ tại các nghị viện và có nhiều bài bình luận, khuyến nghị xác đáng về các biện pháp cải thiện hệ thống lập pháp, chính sách để nâng cao tiếng nói chính trị của phụ nữ. Những đầu sách về đề tài phụ nữ tham chính luôn được đăng tải trên trang điện tử của IPU với mục đích tuyên truyền sâu rộng và tăng khả năng tiếp cận tài liệu của công chúng.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Dinh Ha Thu................................. 2. Sex: Female

3. Date of birth: 18/03/1990............................... 4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: The role of Inter-Parliamentary Union (IPU) in advancing political participation of women

8. Major: International Relations....................... 9. Code: 60310206..........................

10. Supervisors: Dr. Le The Que, Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities.

11. Summary of the findings of the thesis:

The area of advancing political rights of women demands breakthrough and sustainable researches and solutions. There have been a number of international organizations conducting research and projects about the afore-mentioned area. However, in order to change the participation of women in political activities, the parliament - the legislature of a nation - must take the initiative. Promoting gender equality in political activities is not only to promote women’s rights but also promote the democratic progress in many countries and Viet Nam National Assembly is also included in this progress.

The aim of the thesis is introducing the role of IPU - a largest inter-parliamentary organization in the world - in advancing the political participation of women in the world. The thesis evaluates and analyzes the activities and the influence of IPU on the progress of promoting political participation of women. To that end, the thesis raises opinion on the context of Vietnamese women participating politics and proposes solutions in order to enhance the efficiency of political participation of women parliamentarians of Viet Nam and the corporation between Viet Nam and IPU in the field of gender equality.

With the aim of achieving the above-mentioned objectives, first, the thesis introduces the establishment and history of IPU, the objectives and structure of the organization, especially the meetings for women parliamentarians. Second, the thesis analyzes and evaluates the influence and efficiency of IPU in the activities of promoting political participation of women as of the hard-core programs such as enhance the awareness of political influence of women, improve the skills of women parliamentarians and promote political equality through campaign of fostering to end violence against women. Third, the thesis analyzes and relates the Vietnamese policy and law in promoting political participation of women to IPU’s activities. To that end, the thesis evaluates and proposes the solutions to enhance the efficiency of political participation of Vietnamese women.

12. Practical applicability, if any:          

The result of the thesis is an additional document in the field of researching gender equality in general and in the scope of enhance the role of women in politics in specific. The evaluation in the thesis can be referred and compared to other research about gender equality and the role of other international governmental organization in promoting gender equality.

13. Further research directions, if any:

          Women’s empowerment is one of the Millenial Development Goals in the world. This subject needed to be constantly researched in order to bring out further solutions of enhancing the role of women in all facets of society and politics, especially the role of women in the most powerful decision-making body of one nation - the Parliament. Hence, there must be a number of researches in this thematic subject.

14. Thesis-related publications:

Since the 1990s, IPU has been conducting and researching about political participation of women with a number of analyses, surveys and collecting of statistics of women in politics in the world. Today, IPU is the lead organization in updating of statistics of women parliamentarians in parliaments. It also has proposed solutions to improve the legislature system and policy in order to raise political voice of women. Publications about women in politics are regularly updated on the IPU’s website with the aim of widely dissemination and enhancement of publications approach of people.                                                                           

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây