TTLV: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội)

Thứ tư - 30/09/2015 03:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lưu Thu Hiền

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 24/12/1984

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ–XHNV–SĐH, Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận văn: “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn từ góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội)”

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                          Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thị Quý – Trường Đại học Thăng Long và kiêm nhiệm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thứ nhất, nghiên cứu trình bày thực trạng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn, chỉ ra hoạt động này đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu.

Thứ hai, phụ nữ nông thôn có các nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản như: hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các thành viên trong gia đình của phụ nữ.

Thứ ba, hiện nay hoạt động công tác xã hội chưa được thực hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại xã Tiến Thịnh. Nghiên cứu đã ứng dụng hoạt động công tác xã hội nhóm để giải quyết nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm phụ nữ nông thôn.

Thứ tư: Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị hướng đến nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống cho phụ nữ nông thôn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Qua đánh giá thực trạng, nghiên cứu đã ứng dụng công tác xã hội nhóm, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nhóm phụ nữ nông thôn. Việc vận dụng hoạt động công tác xã hội nhóm mang lại những hiệu quả tích cực, có khả năng duy trì, nhân rộng tại cộng đồng.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thực hiện nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ nông thôn trên phạm vi rộng hơn, tại các địa bàn khác nhau để có sự đối chứng, so sánh. Đồng thời vận dụng hoạt động công tác xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và người dân tại cộng đồng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Luu Thu Hien                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 24/12/1984                     4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Date 30/12/ 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No change

7. Official thesis title: “The need to support reproductive health care of rural women in social work (case study in Tien Thinh, Me Linh District, Hanoi City)"

8. Major: Social work                               9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Prof. Dr. Le Thi Quy – Thang Long University and extra job at the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

First, the study presents the current situation support reproductive health care of rural women, pointing out this activity has been made but not yet fully meet the needs of women in the study area.

Secondly, rural women have the support needs of reproductive health care: support knowledge of reproductive health care; facilitate access to services of reproductive health care; communication onreproductive health care for family members of women.

Third, currently, social work has not been done in the fiel of reproductive health care in Tien Thinh. Research has application in social work team to address the need to support reproductive health for rural women.

Fourth, the study made several recommendation toward improving the efficiency of reproductive health care and quality of life for rural women.

12. Practical applicability:

Through assessing the situation, research has applications in social work group, needs support  reproductive health care of rural women. The active use of social work group brought positive results and have the ability to maintain, replicate in the community.

13. Further research directions:

Conduct research on the need to support the reproductive health care of rural women on a broader scope, in different geographical areas to have the control, compare. Simultaneously applying social work activities to meet the needs of health care for women and for people in the community.

14. Thesis-related publications: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây