TTLV: Vấn đề việc làm của thanh niên huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn)

Thứ ba - 06/10/2015 03:36

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Dương Thanh Hiền             

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/08/1985

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của  Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không.

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề việc làm của thanh niên huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Trang

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của các cá nhân. Trong đề tài này tác giả sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc làm của thanh niên huyện Phú Bình hiên nay. Theo đó, đa phần thanh niên trên địa bàn huyện đã có việc làm, các công việc mà họ làm cũng rất đa dạng. Thu nhập của đa số thanh niên tại địa bàn nghiên cứu tương đối cao nhưng thời gian làm việc của họ đa phần là trên 8 giờ/ngày và điều kiện làm việc không tốt. Lý do chính để các thanh niên lựa chọn làm công việc hiện tại là phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở thích và nhu cầu của bản thân. Phần đông các thanh niên cảm thấy hài lòng với công việc mà mình đang làm và họ ít có nhu cầu thay đổi công việc đó. Đối với những thanh niên chưa có việc làm thì có đến gần một nửa thanh niên đã từng đi làm trước đó. Khu vực mà họ mong muốn làm việc chủ yếu là khu vực Nhà nước, tỷ lệ lựa chọn làm việc trong các công ty liên doanh cũng rất đáng kể. Ngoài ra đặc điểm về nhân khẩu xã hội như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, … thì yếu tố vốn xã hội, hoàn cảnh gia đình và cơ chế, chính sách của địa phương cũng có ảnh hưởng nhất định đến vấn đề việc làm của thanh niên trên địa bàn nghiên cứu.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Những kết quả này cung cấp một số thông tin tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nhất là thanh niên nông thôn. Đồng thời giúp thanh niên, đặc biệt là những thanh niên trẻ tuổi có định hướng đúng đắn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp và việc làm cho bản thân mình.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Duong Thanh Hien                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 20/08/1985                        4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 2998/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: 30/12/2013 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The issue of youth employment in Phu Binh district - Thai Nguyen province (A case study of Dao Xa commune and Huong Son town)

8. Major: Sociology                                     9. Code: 60.31.03.01

10. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Nhu Trang

11. Summary of the findings of the thesis:

Employment plays an important role in social life. It has directly influenced and dominated the entire life of individuals. This research provides insight into the situation of the today’s youth employment in Phu Binh district. In particular, the majority of young people in this district have job which is also very diverse. The income of the greater number of the youth in the surveyed area is relatively high but they work long hours per day (mostly on 8 hours/day), with poor working conditions. In addition, the research identifies the most significant factors when choosing current jobs among the young people here are the major, capability, interest and need. Most young people feel satisfied with their jobs and they have less demand to change jobs. For unemployed young people, nearly half of them have had jobs before. The area in which they wish to work is mainly the state sector; the significant proportion choosing to work in the joint venture is shown. In addition to demographic characteristics such as age, gender, education level,…, the elements in term of social capital, family circumstances and local policies also have impact on the youth employment in the research area.

12. Practical applicability, if any:

These results provide some information for managers , policymakers solving youth employment, especially, the rural youth. Besides that, they help young people to have the right direction in the process of career options and jobs for themselves.

13. Further research: None

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây